Nga đã sử dụng radar cảnh báo sớm kiểu mới đề phòng Trung Quốc

25/06/2013 06:40
Đông Bình
(GDVN) - Nga sử dụng radar kiểu mới chủ yếu ứng phó với mối đe dọa tên lửa từ NATO, nhưng một phần cũng nhằm vào Trung Quốc.
Radar cũ Daryal của Nga ở Gabala, Azerbaijan.
Radar cũ Daryal của Nga ở Gabala, Azerbaijan.

Ngày 23 tháng 6 năm 2013, trang mạng "Strategy Page" Mỹ đăng bài viết "Nga đẩy nhanh triển khai radar phòng thủ tên lửa" (Russia Speeds Up Anti-Missile Radar Deployment) đã giới thiệu tình hình có liên quan đến việc Nga triển khai radar cảnh báo sớm giai đoạn đầu lớp Voronezh, đã tiết lộ vị trí triển khai chủ yếu của hệ thống cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa Nga, cho rằng radar phòng thủ tên lửa Nga chủ yếu ứng phó mối đe dọa tên lửa của NATO, nhưng có một phần cũng dùng để đề phòng Trung Quốc. Nội dung chính của bài viết như sau:

Nga đã triển khai radar cảnh báo sớm giai đoạn đầu lớp Voronezh, đến năm 2018 sẽ có 8 bộ radar đưa vào vận hành, sớm hơn vài năm so với kế hoạch ban đầu.

Những radar kiểu mới này sẽ thay thế phiên bản trước đây là Daryal, Daryal vẫn sẽ tiếp tục sử dụng. Radar cảnh báo sớm phiên bản tương đối sớm phân bố ở các nước Liên Xô cũ, hiện đã không thuộc sự quản lý, kiểm soát của Nga.

Vì vậy, hiện nay Nga quyết định cắt giảm radar dò tìm tên lửa tầm xa Daryal ở Azerbaijan, nguyên nhân là Azerbaijan yêu cầu tăng tiền thuê hàng năm từ 7 triệu USD lên 700 triệu USD, Nga đương nhiên từ chối chi trả, quyết định cắt giảm và tháo dỡ radar Daryal ở Azerbaijan, thời gian thuê 10 năm kết thúc vào ngày 24 tháng 12 năm 2012. Bộ radar này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1983, bao trùm Trung Đông và Ấn Độ.

Liên Xô cũ vốn có kế hoạch triển khai 7 bộ radar Daryal, nhưng do kết thúc Chiến tranh Lạnh, chỉ xây dựng 1 bộ ở bờ biển phía bắc của Nga, đề phòng tên lửa của Mỹ phóng từ khu vực Bắc Cực. Trước đây, Nga hàng năm trả cho Azerbaijan 5 triệu USD tiền điện và 10 triệu USD phí dịch vụ, trạm radar đã thuê 500 người Azerbaijan và 1.100 người Nga.

Radar Voronezh-M của Nga ở Irkutsk
Radar Voronezh-M của Nga ở Irkutsk

Nga có kế hoạch triển khai 3 bộ radar phòng thủ tên lửa ở bờ biển phía đông, 1 năm trước đã đưa vào hoạt động bộ radar cảnh báo sớm giai đoạn đầu lớp Voronezh ở Irkutsk, 2 bộ khác sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2017. Chi phí vận hành radar Voronezh ở miền tây nước Nga trong khoảng 8.500 - 128 triệu USD, radar ở bờ biển phía đông do có khu vực bao phủ rộng hơn, chi phí cao trên 50%.

Radar Voronezh có thể dò tìm với phạm vi ngoài 6.000 km, từ năm 2005-2011, Nga đã lắp 3 bộ radar Voronezh M/DM ở miền tây, 1 bộ triển khai ở Kaliningrad - ven bờ biển Baltic, 1 bộ khác triển khai ở Armavir - bờ biển phía đông biển Đen, bộ thứ ba triển khai ở St. Peterburg - cuối bờ đông của biển Baltic.

Những radar này đều được đưa vào hoạt động sau khi Liên Xô giải thể năm 1991, hệ thống cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa của Nga khi đó đã tê liệt, sau khi 14 nước cộng hòa liên minh độc lập, rất nhiều trạm radar của Liên Xô hiện lần lượt do nước ngoài quản lý, kiểm soát, do các vấn đề như thiếu vốn, hệ thống lão hóa đã không thể tiếp tục hoạt động, 2 bộ radar ở Ukraine đã ngừng hoạt động 3 năm trước, Nga hy vọng radar ở Azerbaijan tiếp tục hoạt động nhưng cuối cùng thất bại.

10 năm qua, giá dầu thô tăng lên làm cho Nga có năng lực xây dựng lại hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo, radar triển khai ở St. Petersburg đã nhanh chóng được xây dựng, kết cấu thiết kế tiết kiệm điện hơn, số người vận hành giảm đi, tính khả dụng tăng lên. Nga đã áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến của phương Tây, sau khi Liên Xô tan rã đã vận dụng kinh nghiệm hoạt động của phương Tây cho các trạm radar.

Radar Voronezh của Nga triển khai ở Lekhtusi, St. Petersburg
Radar Voronezh của Nga triển khai ở Lekhtusi, St. Petersburg

Radar ở St. Petersburg thay thế cho radar vốn triển khai ở Latvia - radar này chấm dứt hoạt động năm 1998, bị tháo dỡ vào năm 2003. Radar kiểu mới ở Armavir thay thế cho radar vốn ở Azerbaijan và Ukraine.

Nga tuyên bố, hệ thống radar cảnh báo sớm giai đoạn đầu kiểu mới có thể dò tìm mọi phương hướng, NATO vẫn là mối đe dọa chính của Nga, nhưng một phần cũng dùng để đề phòng Trung Quốc.

Đông Bình