Nga “gợi ý” Ấn Độ bỏ dự án phát triển BMP nội địa

22/12/2012 07:30
Theo QĐND/Lenta
(GDVN) - Nga đang đề nghị Ấn Độ từ bỏ dự án phát triển dòng xe chiến đấu bộ binh nội địa tương lai - BMP (FICV, Futuristic Infantry Combat Vehicle) trị giá tới 10 tỷ USD.
Đó là thông tin được Defense News đăng tải dẫn theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Để “đền bù”, Nga sẽ cung cấp cho Ấn Độ công nghệ chế tạo xe chiến đấu bộ binh BMP-3.
BMP-3.
BMP-3.
Dự kiến, thỏa thuận chính thức giữa hai bên sẽ được đưa ra thỏa thuận trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào ngày 24-12 tới. Ấn Độ đang tính toán sẽ chế tạo khoảng 2.600 xe chiến đấu FICV thay thế cho các đơn vị BMP-1, BMP-2 cũ mua từ Liên bang Xô-viết. Theo yêu cầu của Ấn Độ, tham gia phát triển FICV chỉ là các công ty nội địa do Bộ Quốc phòng nước này chỉ định. Căn cứ vào các thông tin sơ bộ, FICV sẽ có kíp lái 3 người, chở được 8 binh sĩ, khả năng chống được đạn bắn thẳng cỡ 14,5mm và lội nước. FICV cũng đảm bảo khả năng đổ bộ đường không và mang theo đạn tên lửa chống tăng kèm theo pháo chính. Mặc dù, chương trình FICV không cho phép nhà thầu nước ngoài tham gia, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều công ty liên doanh của Ấn Độ đã len chân được vào chương trình này. Cụ thể, công ty Mahindra Defence Systems của Ấn Độ đã thành lập liên doanh với BAE Systems để tham gia FICV. Ngoài ra, Tata Motors cũng đang xem xét hợp tác với Larsen & Toubro trong khuôn khổ chương trình này. Theo tính toán, việc chuyển giao công nghệ sản xuất BMP-3 ưu thế đáng kể so với FICV. Quá trình phát triển xe chiến đấu bộ binh nội địa của Ấn Độ đòi hỏi đầu tư lớn và thành phẩm FICV đầu tiên chỉ có thể xuất hiện không sớm hơn 10 năm tới. Ngoài chi phí phát triển, FICV cũng đề ra yêu cầu nâng cấp quy mô lớn các đơn vị BMP-1, BMP-2 hiện có của quân đội Ấn Độ. Nhiều chuyên gia hiện vẫn hoài nghi khả năng Nga chuyển giao công nghệ chuyển giao BMP-3 cho Ấn Độ. Trong quá khứ, Nga chỉ cung cấp công nghệ quân sự cho Ấn Độ thông qua liên doanh hợp tác chế tạo là dự án tên lửa hành trình BraMos và phía Ấn Độ thường xuyên kêu ca về chất lượng phụ tùng mua từ Nga. Đa phần vũ khí lục quân Ấn Độ sở hữu đều do Liên-xô chế tạo và đã tới thời điểm cần nâng cấp hàng loạt. Tổng chi phí cho quá trình này ước tính khoảng 30 tỷ USD.
Theo QĐND/Lenta