Nga nhất trí cho Trung Quốc kết nối Crimea vào Con đường tơ lụa

27/04/2014 06:57
Lê Dũng Cường
(GDVN) - Đài Tiếng nói nước Nga vừa đăng bài bình luận cho biết, Moscow và Bắc Kinh đã bắt đầu hợp tác trong việc xây dựng hải cảng nước sâu ở Crimea.

Đó là tuyên bố của ông Vladimir Chizhov đại diện thường trực của Nga tại EU. Nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng việc Crưm gia nhập thành phần Nga không hề ảnh hưởng gì đến đề án.

Như vậy, đây là xác nhận chính thức đầu tiên về sự quan tâm của phía Nga muốn thấy Trung Quốc trong vai trò một đối tác để xây dựng hải cảng ở Crimea.

Đề án đã được công bố hồi tháng Chạp 2013 trong Hội nghị cấp cao Trung Quốc-Ukraina tại Bắc Kinh. Ở đây là chuyện nói về công trình với sự tham gia của tư bản Trung Quốc để xây dựng cảng nước sâu gần Evpatory.

Trung Quốc sẵn sàng đầu tư 10 tỷ dollar cho tạo lập cảng và kiến thiết cơ sở hạ tầng. Giai đoạn đầu tiên của đề án trị giá 3 tỷ dollar. Ông Vladimir Chizhov khẳng định rằng phía Trung Quốc không sửa soạn xét lại nguồn tài trợ cho đề án.

Đề án Crimea của Bắc Kinh gây tiếng vang lập tức ngay sau khi hoạch định. Trung Quốc đã thực hiện động thái mạnh mẽ để bành trướng rộng vào thị trường châu Âu từ bán đảo Crưm, - chuyên viên Mikhail Aleksandrov từ Viện nghiên cứu SNG nhận xét.

“Trung Quốc quan tâm đến cơ sở hải cảng trung chuyển tiềm năng. Hồi tháng Chạp, Bắc Kinh đã tính rằng cảng sẽ nằm trên lãnh thổ Ukraina. Mà Ukraina sớm hay muộn cũng sẽ ký thỏa thuận liên kết với EU và nhận được đặc quyền nhất định.

Với hình dung này, Trung Quốc có thể sử dụng cảng để phát triển thương mại hiệu quả hơn với EU. Đương nhiên, ngay từ đầu Bắc Kinh đã đầu tư kinh phí để tiến hành nghiên cứu các căn cứ khả thi cho đề án và mong muốn tiếp tục thực hiện, thậm chí cả trong tình huống khi đề án sẽ triển khai trên lãnh thổ của Nga”.

Rõ ràng, trụ lại với Crimea, Trung Quốc đã phát ra cho đối tác nước ngoài của họ tối thiểu là hai tín hiệu nghiêm túc. Thứ nhất, Bắc Kinh không định lui trước áp lực chính trị từ phương Tây, và cam chịu hy sinh lợi ích thương mại của mình vì cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Hơn thế nữa, là không chơi ở bên EU chống lại Nga, mặc dù vẫn tiếp nối không ít cố gắng lôi kéo Trung Quốc ngả tyheo hướng này. Cụ thể, bộc lộ qua chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh của Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.

Tín hiệu thứ hai – việc tiếp tục đàm phán về việc xây dựng cảng nước sâu ở Crimea, bây giờ là thương lượng với Nga, có nghĩa là sự thừa nhận trên thực tế của Trung Quốc về thực tế địa chính trị mới tạo lập.

Đề án Crimea của Bắc Kinh bao hàm trong chiến lược toàn cầu nhằm củng cố sự hiện diện của Trung Quốc trên toàn thế giới, - chuyên viên Nga Mikhail Aleksandrov bình luận.

“Trung Quốc muốn đảm bảo cho thương mại và đầu tư của họ những điều kiện thuận lợi. Đó là thực tế bình thường, tính đến ảnh hưởng địa chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở những vùng khác nhau của thế giới. Bắc Kinh cũng cố gắng mua lại các cảng ở Mỹ nhưng không được”.

Trung Quốc quan tâm cả đến những chương trình liên kết về phát triển năng lượng thay thế ở Crimea. Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich bên lề Diễn đàn kinh tế châu Á gần đây ở Bác Ngao miền nam Trung Quốc. Trước hết ở đây nói về công trình xây dựng nhà máy tích hợp năng lượng mặt trời .

Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu mặt hàng tấm pin mặt trời sang địa bàn EU và Mỹ. Tuy nhiên gần đây, các công ty Trung Quốc chịu thiệt hại đáng kể do EU đột ngột tăng thuế mạnh với sản phẩm này.

Một số công ty Trung Quốc thậm chí buộc phải thu hẹp kinh doanh. Cũng bởi thế nên mới đây Trung Quốc đã từ chối khoản đầu tư 5 tỷ USD vào nhà máy năng lượng mặt trời ở bang Nevada của nước Mỹ. Bắc Kinh chuyển cái nhìn sang phía Crimea. Đồng thời phô trương cho người Mỹ thấy lập trường chính trị tự chủ của Trung Quốc.

Lê Dũng Cường