Nga thừa biết TQ sắm vũ khí để phục vụ cho tranh chấp với láng giềng?

04/04/2013 08:00
Đông Bình
(GDVN) - Hiện nay máy bay chiến đấu Ấn Độ có ưu thế công nghệ trước Trung Quốc, nhưng tình hình này sẽ thay đổi nếu Trung Quốc sở hữu máy bay Su-35 của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (trên) và máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của Không quân Trung Quốc (dưới)
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (trên) và máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của Không quân Trung Quốc (dưới)

Ngày 31/3, tờ “Daily Mail” Anh có bài viết cho rằng, mãi đến năm 2001, 90% vũ khí trang bị của Trung Quốc còn có nguồn gốc từ Nga.

Vũ khí trang bị họ nhập khẩu của Nga gồm tên lửa phòng không di động Tor, máy bay trực thăng Mi-17, máy bay chiến đấu Su-27, tàu khu trục lớp Hiện Đại (Sovremenny), hệ thống phòng không S-300, tàu ngầm lớp Kilo…

Trong nhiều trường hợp, Nga còn chuyển nhượng công nghệ chế tạo cho Trung Quốc, Trung Quốc còn mua hệ thống vũ khí của Liên Xô cũ từ các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine.

Nhưng, do Trung Quốc tiến hành sao chép vũ khí trang bị của Nga, cộng với mối lo ngại Trung Quốc tạo ra mối đe dọa cho Nga, vì vậy hoạt động mua bán hệ thống vũ khí mũi nhọn giữa hai nước Nga và Trung Quốc từng bị gián đoạn.

Đến nay, Nga cho rằng, Trung Quốc hoàn toàn không phải là mối đe dọa trực tiếp của họ, gần đây Trung Quốc tập trung hơn cho tranh chấp biển Hoa Đông và biển Đông với các nước láng giềng. Hơn nữa, các nguồn vốn đến từ Trung Quốc còn có thể giúp cho Nga phát triển công nghệ quân sự.

Ngoài ra, mở cửa thị trường vũ khí Trung Quốc còn có thể tăng cường vai trò ảnh hưởng của Nga đối với các nước phương Tây. Điều đặc biệt đáng chú ý là, thỏa thuận mới giữa Trung-Nga đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với Ấn Độ, nước láng giềng phía nam của Trung Quốc.

Dư luận Trung Quốc luôn khẳng định Trung Quốc và Nga đã ký thỏa thuận về việc Nga bán 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cho Trung Quốc.
Dư luận Trung Quốc luôn khẳng định Trung Quốc và Nga đã ký thỏa thuận về việc Nga bán 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cho Trung Quốc.

Có tin cho rằng, trong quan hệ năng lượng Trung-Nga ngày càng mật thiết, Ấn Độ là người thất bại, họ còn có thể sẽ tiếp tục chịu tổn thất từ mối quan hệ chuyển nhượng vũ khí trang bị giữa Nga-Trung.

Bài báo cho rằng, về chất lượng máy bay chiến đấu, hiện nay Ấn Độ chiếm ưu thế công nghệ trước Trung Quốc. Nhưng, giao dịch máy bay chiến đấu Su-35 Trung-Nga sẽ làm cho cân bằng sức mạnh quân sự giữa Trung-Ấn có sự thay đổi theo hướng gây bất lợi cho Ấn Độ, trừ phi New Delhi bỏ ra vốn lớn để nâng cấp máy bay chiến đấu Su-30MKI hiện có hoặc tiếp nhận máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với số lượng khả quan từ Nga.

Ngoài ra, giao dịch Trung-Nga còn có nghĩa là Nga có khả năng sẽ cung cấp động cơ cho máy bay chiến đấu đang được Trung Quốc chế tạo (máy bay chiến đấu tàng hình J-20). Những động cơ này sẽ làm cho tính năng của máy bay chiến đấu Trung Quốc cao hơn hiện nay.

Theo bài báo, tiểu lục địa Ấn Độ hầu như là “người bàng quan” với địa-chính trị đại lục Âu-Á. Nhưng, mặc dù vậy, xét thấy hiện nay rõ ràng là một thời kỳ biến đổi to lớn, cho nên, khi đưa ra và thực hiện chính sách ngoại giao và an ninh, New Delhi cần phải tính toán tất cả các nhân tố.

Trước hết, cũng là điều quan trọng nhất, New Delhi cần phải củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng. Trung Quốc hầu như có thể gây ảnh hưởng dễ dàng tới các nước này. Thứ hai, Ấn Độ còn phải giải quyết vấn đề mới xuất hiện tại các bang của họ - những vấn đề này có khả năng sẽ phá hoại chính sách của New Delhi.

Cuối cùng, Mỹ, Nhật Bản và một loạt các nước Đông Nam Á đều đã đem lại “cánh cửa chiến lược” ngăn chặn Trung Quốc cho Ấn Độ, bởi vì những nước này đều rất cảnh giác với các hành động ngày càng “tự tin” của Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga (trên) và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc (dưới) đều đang được phát triển.
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga (trên) và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc (dưới) đều đang được phát triển.
Đông Bình