Nhật- Ấn hợp tác quân sự toàn diện, coi nhau là vị trí trung tâm

28/01/2014 08:59
Đông Bình
(GDVN) - Hai bên coi nhau là vị trí trung tâm, quan trọng trong chính sách của mình, tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, chiến lược đối phó Trung Quốc.

Nhật-Ấn tăng cường hợp tác quân sự toàn diện, coi nhau là vị trí trung

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Với tư cách khách mời, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26 tháng 1 đã tham gia lễ duyệt binh của Ấn Độ cùng với Tổng thống Ấn Độ Mukherjee, đồng thời đã được Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh chào đón.

Theo tờ "Daily Mail" Anh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham gia hoạt động chúc mừng ngày Quốc khánh của Ấn Độ đã phát đi thông điệp quan trọng cho khu vực này.

Ông Shinzo Abe tuyên bố cung cấp khoản vay 2 tỷ USD cho tàu điện ngầm Delhi, việc này sẽ là vấn đề rất quan trọng của hai bên. Nhưng, đối với quan hệ hai nước, thực sự gây quan tâm cho dư luận phải là hợp tác quốc phòng.

Nhật-Ấn sẽ triển khai hợp tác về vấn đề có liên quan đến máy bay US-2 phi vũ trang. Mặc dù hợp tác này có tính chất hòa bình, nhưng, động thái này được cho là phát đi tín hiệu với Bắc Kinh, đặc biệt là khi ông Shinzo Abe ví von quan hệ Nhật-Trung như quan hệ Anh-Đức vào năm 1914.

Theo bài báo, New Delhi hiện nay hầu như muốn biến ngày Quốc khánh thành nơi để thúc đẩy thực hiện chính sách "hướng Đông" mang tính lựa chọn.

Theo hãng AFP, Ấn-Nhật đã xác nhận kế hoạch hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh đối mặt với một Trung Quốc ngày càng “ngang ngược”. Đồng thuận này đạt được khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ ở New Delhi.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại lễ duyệt binh ngày quốc khánh của Ấn Độ
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại lễ duyệt binh ngày quốc khánh của Ấn Độ

Sau cuộc gặp, ông Shinzo Abe nói: "Một nước Nhật Bản mạnh mẽ và một nước Ấn Độ mạnh mẽ đi với nhau có thể tạo ra kỳ tích". Ông còn nói: "Quan hệ Nhật-Ấn có tiềm năng lớn nhất trong bất cứ mối quan hệ song phương nào trên thế giới".

Tuyên bố chung Ấn-Nhật cho biết, hai nhà lãnh đạo "đã tái khẳng định quyết tâm của họ đối với việc tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng song phương". Ông Singh và ông Abe còn quyết định tổ chức diễn tập trên biển liên hợp "với tần xuất và định kỳ nhanh hơn".

Bài báo phân tích cho rằng, trong bối cảnh Nhật-Trung triển khai "tranh chấp lãnh thổ" gay gắt, chuyến thăm Ấn Độ 3 ngày của ông Shinzo Abe sẽ được Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ.

Để nhấn mạnh sự coi trọng của Ấn Độ trong quan hệ với Nhật Bản, ông Shinzo Abe được mời làm khách trong lễ mừng Quốc khánh của Ấn Độ.

Ấn Độ cũng có tranh chấp lãnh thổ nhạy cảm với Trung Quốc, hai bên từng xảy ra chiến tranh chớp nhoáng vào năm 1962. Do đó, Ấn Độ luôn tìm cách xây dựng quan hệ sâu sắc hơn với các nước láng giềng trong khu vực để chống lại thực lực liên tục tăng lên của Trung Quốc.

Từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, dấu chân của ông Shinzo Abe đã xuất hiện trên khắp thế giới, một mục đích trong đó là để tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Binh sĩ Ấn Độ trong lễ duyệt binh ngày Quốc khánh
Binh sĩ Ấn Độ trong lễ duyệt binh ngày Quốc khánh

Tờ "Indian Express" ngày 25 tháng 1 cho rằng, vào thứ bảy, khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Ấn Độ đã mời Nhật Bản tham gia diễn tập quân sự trên biển liên hợp Malabar Ấn-Mỹ trong năm nay.

Cuộc diễn tập quân sự Malabar tổ chức ở ngoài Ấn Độ vào năm 2007 đã trở thành một cuộc diễn tập đa phương, thậm chí gây phản đối chính thức của Trung Quốc, hơn nữa, trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony từng cho biết, Quân đội Ấn Độ sẽ không tham gia bất cứ cuộc diễn tập nào khiến người khác cảm thấy kết thành liên minh quân sự chống lại nước thứ ba.

Trong thời gian trước khi ông Shinzo Abe thăm Ấn Độ, Nhật Bản đã gây sức ép tương đối lớn, yêu cầu cho phép tàu chiến Nhật Bản tham gia diễn tập Malabar.

Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 26 tháng 1 cho rằng, khi hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ, ông Shinzo Abe đã bàn về hoạt động trên biển gia tăng của Trung Quốc, hai bên đã khẳng định tôn trọng tầm quan trọng của các vấn đề như tự do hàng hải, giải quyết hòa bình tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.

Hai bên đã ra tuyên bố chung, đối với "chủ nghĩa hòa bình tích cực" của ông Shinzo Abe, trong tuyên bố chung, ông Manmohan Singh đã đưa vào nội dung tán thành đóng góp của Nhật Bản đối với hòa bình và an ninh khu vực.

Khi ông Singh hỏi về tình hình Đông Á, ông Abe nói: "Để tránh xảy ra xung đột mang tính ngẫu nhiên, tôi nghĩ cần xây dựng kênh trao đổi".

Binh sĩ Ấn Độ trong lễ duyệt binh ngày Quốc khánh
Binh sĩ Ấn Độ trong lễ duyệt binh ngày Quốc khánh

Theo tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản, về việc Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông "ôm" cả không phận đảo Senkaku, Tuyên bố chung Nhật-Ấn đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bảo đảm bay và tự do bay. Ngoài ra, cũng đã tiến hành xác nhận đối với việc tiến hành huấn luyện chung giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ.

Tờ "Thời báo Ấn Độ" cho rằng, Thủ tướng hai nước Ấn-Nhật đã đồng ý tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu của hai nước. Thủ tướng Ấn Độ cho biết, Nhật Bản có vị trí trung tâm trong chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ.

Trung Quốc đến nay còn chưa có bất cứ bình luận gì về việc ông Shinzo Abe tham gia lễ duyệt binh ngày Quốc khánh của Ấn Độ, nhưng điều này lại thu hút sự chú ý phổ biến của dư luận truyền thông quốc tế.

Theo tờ "Thời báo Hindustan" Ấn Độ, vào thập niên 1950, Nhật Bản từng có quan hệ tốt với Ấn Độ trong thời gian ngắn, nhưng do Ấn Độ quá ủng hộ chủ nghĩa xã hội và ủng hộ Liên Xô, sau đó, thái độ của Nhật Bản đối với Ấn Độ đã trở nên lạnh nhạt.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, báo cáo của tập đoàn Goldman Sachs có liên quan đến các nước BRIC và việc Washington tăng cường quan tâm chiến lược đối với Ấn Độ đã làm cho Tokyo tiếp tục xem xét về quan hệ Nhật-Ấn.

Do mâu thuẫn Nhật-Trung khi đó đã sơ bộ lộ ra đầu mối, Nhật Bản biến Ấn Độ trở thành nước nhận viện trợ lớn nhất của họ.

Ông Shinzo Abe không thể tìm được vị Thủ tướng Ấn Độ nào "thân Nhật" hơn ông Manmohan Singh. Ông Singh từng cho biết, chỉ có hai nước Mỹ và Nhật Bản có khả năng "làm thay đổi" Ấn Độ.

Binh sĩ Không quân Ấn Độ trong ngày Quốc khánh
Binh sĩ Không quân Ấn Độ trong ngày Quốc khánh

Khi nói đến mục đích chủ động hành động của Ấn Độ, quan điểm của tầng lãnh đạo chính trị Nhật Bản trái ngược hoàn toàn. Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) coi điều đó là một phương thức chấn hưng kinh tế trong nước. Đảng Dân chủ cho rằng, Nhật Bản cần duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Nhưng, Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) của ông Shinzo Abe lại cho rằng, Bắc Kinh là một mối đe dọa, chứ không phải cơ hội. Nhật Bản phải trở thành một quốc gia "bình thường", có khả năng quân sự mang tính tấn công và đưa ra chính sách ngoại giao bảo vệ lợi ích của Nhật Bản.

Chính sách Ấn Độ của Nhật Bản đã nhiều lần thay đổi. Trong thời kỳ Yukio Hatoyama và Fukuda Yasuo cầm quyền, chính sách Ấn Độ quan tâm tới quan hệ thương mại, nhưng khi Taro Aso lên làm Thủ tướng, chính sách Ấn Độ có một số tính toán chiến lược. Nhân tố quyết định chính sách của Nhật Bản đối với Ấn Độ chính là Trung Quốc.

Tờ "Press Trust of India" Ấn Độ cho rằng, Thủ tướng hai nước Ấn-Nhật đã thảo luận toàn diện về tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh và kinh tế. Ông Shinzo Abe còn tuyên bố cho New Delhi vay 2 tỷ USD cho dự án tàu diện ngầm Delhi.

Hai nước còn ký 8 thỏa thuận, trong đó có thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả tháp viễn thông và phát điện của Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Singh nói Nhật Bản là đối tác quan trọng trong phát triển kinh tế của Ấn Độ, sự phát triển quan hệ của hai nước có lợi cho toàn bộ khu vực. Ông Singh cũng thúc đẩy Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Ấn Độ.

Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản

Tại cuộc họp báo, ông Singh cho biết: "Chúng tôi bất ngờ tăng mạnh đàm phán trong mấy tháng qua về thỏa thuận hợp tác sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.

Nhìn ở phạm vi rộng hơn, chúng tôi đang cố gắng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến". Ông Singh nói, trong các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở hàng đầu thế giới những năm gần đây ở Ấn Độ, Nhật Bản là đối tác có đặc quyền.

Ông Shinzo Abe hy vọng tiếp tục làm sâu sắc hợp tác chính trị và an ninh với Ấn Độ. Ông Singh cho biết, hai bên nhất trí tán thành tiếp tục nỗ lực cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Ông Singh đã ca ngợi công nghệ tuyệt vời của Nhật Bản trong lĩnh vực đường sắt cao tốc, tập trung đề cập tới ý muốn nhập khẩu công nghệ này. Ông Singh bày tỏ hài lòng với hợp tác Ấn-Nhật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Ông tán thành về chiến lược an ninh quốc gia và Hội đồng an ninh quốc gia của  Nhật Bản. Hai bên bày tỏ hài lòng về bắt đầu hội nghị định kỳ giữa Cố vấn an ninh của Ấn Độ và Cục trưởng Cục bảo đảm an ninh quốc gia Nhật Bản.

Ông Singh hoan nghênh hai nước thảo luận vấn đề hợp tác sản xuất thủy phi cơ US-2 và cho biết, hai nước đã đạt được tiến triển trong thảo luận về năng lượng hạt nhân dân dụng, hai bên đàu tiếp tục nỗ lực để sớm ký kết thỏa thuận. Lãnh đạo hai nước tiếp tục nhấn mạnh hợp tác trong lĩnh vực đất hiếm.

Ông Shinzo Abe tiếp tục nhấn mạnh, Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển chính thức với con số khá lớn cho Ấn Độ, trong đó có khoản vay "Dự án quản lý tài nguyên rừng Uttarakhand" là 11,39 tỷ yên (khoảng 112 triệu USD), chủ yếu là giúp Uttarakhand tiến hành tái thiết sau thảm họa lũ lụt năm 2013; viện trợ cho "Dự án cải thiện bệnh viện nhi và tổ chức nghiên cứu sức khỏe trẻ em Chennai" là 1,495 tỷ yên.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản

Ông Singh cảm ơn cam kết của ông Abe về việc mỗi bên chi 30 tỷ yên cho "Dự án phát triển năng lượng mới và năng lượng tái sinh" và "Dự án tiết kiệm năng lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa".

Theo hãng AP, Nhật Bản muốn dựa vào xuất khẩu năng lượng hạt nhân và công nghệ hạ tầng cơ sở khác để hỗ trợ cho phục hồi nền kinh tế của họ.

Đông Bình