Nhật Bản muốn phá hủy căn cứ kẻ thù trước khi bị tên lửa tấn công

13/11/2013 09:08
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản tổ chức hội nghị bàn Đại cương Phòng vệ mới, nhất là xây dựng Thủy quân lục chiến và năng lực tấn công trước căn cứ tên lửa đối phương.
Nhật Bản muốn tăng cường mua xe tấn công đổ bộ AAV7 của Mỹ
Nhật Bản muốn tăng cường mua xe tấn công đổ bộ AAV7 của Mỹ

Nhật muốn thành lập Thủy quân lục chiến và sở hữu năng lực tấn công trước.

Tại "Tọa đàm năng lực phòng vệ và bảo đảm an ninh" của Ủy ban chuyên gia xây dựng "Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia", Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức hội nghị tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản vào chiều ngày 11 tháng 11, tiếp tục tiến hành bàn bạc về nội dung cụ thể của Đại cương Phòng vệ mới.

Hội nghị kiến nghị thiết lập lực lượng có khả năng hoạt động cả trên bộ-dưới nước (Thủy quân lục chiến) trong Lực lượng Phòng vệ, xác định đây là lực lượng đoạt đảo làm nhiệm vụ tiến hành tác chiến khi các đảo nhỏ và xa xôi bị kẻ thù tấn công.

Tờ "Japan News Network" ngày 11 tháng 11 cho biết, trong báo cáo giữa kỳ Đại cương Phòng vệ mới được Bộ Quốc phòng Nhật Bản đệ trình vào tháng 7 năm 2013 đã đưa ra yêu cầu: để đoạt lại những hòn đảo nhỏ bị kẻ thù xâm chiếm, cần xây dựng lực lượng đoạt lại đảo.

Tại hội nghị chiều ngày 11 tháng 11, các chuyên gia tham dự đã tiến hành thảo luận về các vấn đề như ý tưởng thành lập mới lực lượng tác chiến cả trên bộ và dưới nước trong Lực lượng Phòng vệ, cũng như quy mô và trang bị vũ khí của lực lượng này, đồng thời còn đưa ra kiến nghị về vấn đề:

Lực lượng Phòng vệ Mặt đất và Lực lượng Phòng vệ Biển làm thế nào để chỉ huy, quản lý liên hợp đối với lực lượng tác chiến cả trên bộ-dưới nước này.

Tàu đổ bộ đệm khí LCAC Nhật Bản đổ bộ lên đảo trong một cuộc diễn tập
Tàu đổ bộ đệm khí LCAC Nhật Bản đổ bộ lên đảo trong một cuộc diễn tập

Do "Luật Lực lượng Phòng vệ" Nhật Bản hiện nay chỉ quy định có 3 "quân chủng" là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không, vì vậy Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị lấy danh nghĩa "Lực lượng lưỡng dụng trên bộ-dưới nước" để xây mới lực lượng này.

Hội nghị cũng đã trao đổi ý kiến về việc làm thế nào để ứng phó với vấn đề CHDCND Triều Tiên nghiên cứu phát triển hạt nhân và tên lửa, cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần nâng cao năng lực của hệ thống phòng thủ tên lửa (MD), đồng thời trước khi Nhật Bản có thể bị tên lửa kẻ thù tấn công, cần thiết duy trì năng lực tấn công trước đối với các căn cứ tên lửa của đối phương.

Mỹ sẽ triển khai tàu tuần duyên tiên tiến nhất ở Nhật Bản

Liên quan đến quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật, trang mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 11 tháng 11 dẫn lời Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ, Thượng tướng Greenert ngày 8 tháng 11 có bài phát biểu tại Washington tuyên bố, Mỹ sẽ triển khai tàu tuần duyên tiên tiến nhất ở căn cứ Sasebo, tỉnh Nagasaki, Nhật Bản.

Tàu tuần duyên của Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên của Hải quân Mỹ

Theo bài báo, tàu tuần duyên là tàu chiến tiên tiến nhất của quân Mỹ hiện nay, không chỉ có chức năng quét mìn rất mạnh, mà còn có thể nhanh chóng phát hiện tàu ngầm ở biển nông, đồng thời có thể tiến hành tác chiến ở chỗ nước cạn, là tàu chiến tốt nhất bảo vệ đảo.

Tháng 4 năm nay, chiếc tàu chiến này đã triển khai ở căn cứ quân Mỹ tại Singapore – căn cứ Changi. Tướng Greenert tiết lộ, Hải quân Mỹ có kế hoạch hoàn thành triển khai ở căn cứ Sasebo vào năm 2018 hoặc năm 2019.

Ông Greenert còn cho biết, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới của quân Mỹ cũng sẽ bắt đầu triển khai ở khu vực Tây Thái Bình Dương vào năm 2019. Nhưng ông không nói rõ sẽ triển khai ở Nhật Bản.

Tên lửa đẩy H-2 của Nhật Bản
Tên lửa đẩy H-2 của Nhật Bản
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B/C của Mỹ. Nhật Bản đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, trong đó có hợp tác chế tạo với Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B/C của Mỹ. Nhật Bản đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, trong đó có hợp tác chế tạo với Mỹ.
Việt Dũng