Nhật tạo thế bao vây buộc TQ hung hăng cùng lúc đối phó nhiều đối thủ

09/05/2013 09:00
Việt Dũng
(GDVN) - Để bảo đảm an ninh cho Nhật Bản, ông Shinzo Abe muốn dùng luật lệ và quy tắc, đồng thời liên kết với các nước tạo vòng vây nhằm vào TQ.
Từ ngày 28-30/4/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Nga. Hai bên tuyên bố khởi động lại đàm phán lãnh thổ và vấn đề ký kết Hiệp ước hòa bình.
Từ ngày 28-30/4/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Nga. Hai bên tuyên bố khởi động lại đàm phán lãnh thổ và vấn đề ký kết Hiệp ước hòa bình.

Ngày 8/5, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài viết tiến hành phân tích về tình hình quan hệ Trung-Nhật hiện nay. Bài viết cho biết, để tăng cường bảo đảm an ninh của Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tính thúc đẩy thực hiện “ngoại giao kiên quyết/dẻo dai”, tìm cách liên kết với Nga và Ấn Độ, muốn tạo ra thế bao vây đối với Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, mặc dù chính quyền Obama đã tiến hành chuyển hướng chính sách muốn “quay trở lại châu Á”, nhưng Trung Quốc vẫn không có ý định lơi lỏng việc kiểm soát cưỡng ép đối với biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngay cả nước Mỹ mạnh nhất thế giới cũng không được Trung Quốc lờ đi. Vì vậy, Thủ tướng Shinzo Abe mới tìm cách, trên cơ sở tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, thông qua ngoại giao cấp cao tích cực với các nước như Nga, mở ra nhiều con đường để tăng cường bảo đảm an ninh cho Nhật Bản.

Từ tháng 1/2012 đến nay, ông Shinzo Abe đã lần lượt tiến hành thăm các nước Đông Nam Á. Đối với các hành động của Trung Quốc trên biển Đông, ông Shinzo Abe quyết định muốn thông qua “luật pháp và quy tắc” để chống lại Trung Quốc.

Cuối năm 2012, ông Shinzo Abe từng viết một bài “luận văn” tiếng Anh mang tên “Bảo đảm an ninh dân chủ châu Á” trên trang mạng của tổ chức phi lợi nhuận quốc tế (NGO). Bài viết cho rằng: “Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hawaii (Mỹ) đã hình thành thế vững chắc để bảo vệ an ninh châu Á”.

Bài viết cho rằng, điều đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản hiện nay là hợp tác với Nga ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam. Trung Quốc sở dĩ trước đây không coi trọng tăng cường sức mạnh hải quân, là do mối đe dọa từ các nước ở hướng bắc và nam đang trở nên yếu đi.

Theo bài viết, lý do ông Shinzo Abe đến thăm Nga lần này có một phần rất lớn đến từ Nga. Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông đang mở rộng. Căn cứ vào “Điều lệ quân sự Nga” tháng 2/2010, khả năng Nga và các nước châu Âu xảy ra tranh chấp tương đối nhỏ, trong khi đó ở khu vực Viễn Đông, một loạt mối đe dọa “chính diện” đang tăng lên.

Đó chính là Trung Quốc, nước có chung đường biên giới dài 4.300 km với Nga. Trong lệnh Tổng thống được Putin ban hành sau khi nhậm chức, Nga cũng thay đổi chiến lược ngoại giao và quân sự thành “coi trọng châu Á” và “coi trọng hải quân”.

Bài viết tiếp tục cho rằng, đội ngũ ngoại giao của chính quyền Shinzo Abe tận dụng cơ hội nhanh chóng hành động. Sau 10 năm, ông Shinzo Abe đã chính thức thăm Nga trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố muốn bàn với Nga về vấn đề quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là 4 hòn đảo phương Bắc).

Tháng 3/2012, ông Putin đã đề xuất phương án giải quyết với Nhật về quần đảo Nam Kuril. Nhưng, “Sau chiến tranh, Nga vẫn có ý đồ đoạt lấy lãnh thổ Nhật Bản”. Bài viết cho rằng, Nga nếu không thể trả lại 4 hòn đảo cho Nhật Bản thì tranh chấp Nhật-Nga không thể giải quyết.

Tờ Sankei Shimbun còn cho rằng, nói chuyến thăm Nga lần này của ông Shinzo Abe là để thương lượng vấn đề chủ quyền quần đảo tranh chấp Nhật-Nga, không bằng nói muốn thông qua thiết lập cơ chế “Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng” (2+2) với Nga để kiềm chế Trung Quốc.

Đến đây, “2+2” đã không chỉ được xây dựng giữa Nhật Bản với các nước đồng minh như Mỹ và Australia, mà còn được thiết lập với nước “nửa đối địch” Nga – nước chưa ký Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản.

Tháng 2/2013, Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ
Tháng 2/2013, Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ

Vì vậy, “địch lớn trước mặt, Nhật Bản đã đánh con bài Nga”. Đồng thời, Ngoại trưởng Nhật Bản Itsunori Onodera đã đến thăm Mỹ, tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel, đã đạt được đồng thuận với Mỹ về vấn đề đảo Senkaku.

Tờ Sankei Shimbun cho rằng, chính quyền Abe ban đầu không phải tha thứ cho “tư tưởng đoạt lãnh thổ” của Putin. Phía Nga cũng coi Nhật là thị trường xuất khẩu khí đốt hấp dẫn, cũng đã sử dụng con bài “kiềm chế Trung Quốc”, Căn cứ vào tình hình thay đổi sách lược, điều này rất có lợi cho lợi ích quốc gia của Nhật Bản.

Ngoài ra, Thủ tướng Ấn Độ Singh có kế hoạch thăm Nhật Bản vào cuối tháng 5, khi đó hai nước sẽ bàn về việc Ấn Độ nhập hệ thống dây chuyền chở khách đường sắt cao tốc và công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản. Theo bài viết, chính quyền Abe phải chăng cũng sẽ thực hiện chính sách “2+2” với Ấn Độ, đối với sách lược ép Trung Quốc “tác chiến trên 3 mặt” thì con bài Ấn Độ rất có giá trị với Nhật Bản.

Tháng 8/2007, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Ấn Độ
Tháng 8/2007, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Ấn Độ
Việt Dũng