Nhật từng cố mời tàu chiến Trung Quốc đến thăm để do thám?

11/08/2013 07:14
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản từng đề nghị Trung Quốc đưa tàu khu trục lớp Sovremenny hoặc tàu "Aegis Trung Hoa" thăm các quân cảng dùng chung của Mỹ-Nhật...
Tàu khu trục Thái Châu, lớp Sovremenny, số hiệu 138 của Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục Thái Châu, lớp Sovremenny, số hiệu 138 của Hải quân Trung Quốc

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 9 tháng 8 có bài viết cho biết, vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc liên tục mua 4 tàu khu trục lớp Sovremenny của Nga.

Khi trả lời phỏng vấn chương trình "Giải mật quân sự" của Đài truyền hình Bắc Kinh, chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Triệu Trung cho rằng, Nhật Bản từng cố gắng mời tàu khu trục lớp Sovremenny của Trung Quốc đến thăm Nhật Bản để thu thập được tin tức tình báo tuyệt mật.

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc trang bị tổng cộng 4 tàu khu trục lớp Sovremenny, trong đó tàu Hàng Châu số hiệu 136 và tàu Phúc Châu số hiệu 137 là Type 956E; tàu Thái Châu số hiệu 138 và tàu Ninh Ba số hiệu 139 là Type 956EM, những cải tiến gồm lắp mới tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm có tầm phóng xa hơn, tháo bỏ pháo 2 nòng 130 mm ở đuôi tàu, sử dụng hệ thống phòng thủ gần Kashtan thay cho pháo phòng thủ gần AK-630, đồng thời tiến hành cải tiến đối với kho chứa máy bay trực thăng ở giữa tàu.

Trong thời gian tới, tàu khu trục lớp Sovremenny vẫn sẽ đảm đương vai trò tàu chiến chủ lực của Hải quân Trung Quốc.

Được biết, Nhật Bản từng nhiều lần mời tàu khu trục tên lửa Trung Quốc đến thăm Nhật. Theo tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản đưa tin vào tháng 12 năm 2006, khi đó, vòng tham vấn quốc phòng-an ninh Trung-Nhật thứ 7 vừa kết thúc tại Tokyo, về vấn đề tàu chiến thăm viếng lẫn nhau, hai bên cơ bản xác định, tàu chiến Trung Quốc có thể thực hiện chuyến thăm Nhật Bản vào năm 2007.

Tàu khu trục lớp Sovremenny Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa phòng không SA-N-7 (9M38M1).
Tàu khu trục lớp Sovremenny Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa phòng không SA-N-7 (9M38M1).

Nhưng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản khi đó kiến nghị với Trung Quốc, mời tàu khu trục lớp Sovremenny của Hạm đội Đông Hải hoặc tàu “Aegis Trung Hoa” số hiệu 170 của Hạm đội Nam Hải đến thăm các cảng quân sự dùng chung của Nhật-Mỹ là Sasebo, Yokosuka.

Chuyên gia quốc phòng Nhật Bản Yoshio cho rằng, Trung Quốc điều "tàu chiến chí tử"  có năng lực chống tàu sân bay tới, Lực lượng Phòng vệ và thế lực bảo thủ mới tin là Trung Quốc không có ý đồ áp dụng các hành động chiến lược nhằm vào Nhật Bản, "chỉ có như vậy mới có thể giảm mối lo ngại của Nhật Bản, nếu không, sẽ không có tác dụng mấy".

Về vấn đề này, Trương Triệu Trung cho rằng, điều này có thể phân tích trên 2 phương diện: Thứ nhất, tàu chiến là tượng trưng cho quốc gia, đi thăm nước ngoài là một “lãnh thổ di động” của một quốc gia. Tàu chiến Trung Quốc thường được mời đến thăm nhiều nước như Mỹ, Anh, đây là một phương diện quan trọng của ngoại giao quân sự.

Thứ hai, năng lực do thám tình báo của Nhật Bản tương đối mạnh. Trung Quốc nhập khẩu tàu khu trục lớp Sovremenny, Nhật Bản cảm thấy tốt nhất là để cho những tàu này đến Nhật Bản, có thể được tận mắt quan sát trang bị trên tàu. Vì vậy, những "người trong nghề" khi lên tàu thì trình độ công nghệ của tàu cơ bản là có thể đánh giá được.

Tàu khu trục Hải Khẩu (Aegis Trung Hoa) số hiệu 171 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.
Tàu khu trục Hải Khẩu (Aegis Trung Hoa) số hiệu 171 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Trương Triệu Trung cho rằng, Nhật Bản mời mấy tàu chiến của Trung Quốc đến thăm Nhật Bản, đặc biệt là thăm các quân cảng dùng chug của Mỹ-Nhật như Sasebo, Yokosuka. Bởi vì, đây là nơi Hạm đội 7 của Mỹ đóng quân, các biện pháp tình báo-trinh sát của Nhật Bản còn chưa đủ mạnh, đến khu vực Mỹ đóng quân, Mỹ có thể tăng cường do thám đối với tàu chiến.

Một chiếc tàu chiến bất kể lớn thế nào, đưa ra biển sẽ như một vật thể di động, có thể tiến hành do thám trên các phương diện, như do thám từ trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước.

Có thể thông qua trinh sát hồng ngoại, dưới nước cũng có thể thông qua thiết bị định vị thủy âm, tàu chiến đã chạy thì có thể biết được bức xạ của thiết bị định vị thủy âm, trong khi đó, tần số bức xạ điện từ, radar, thiết bị điện tử đang làm việc trên tàu chiến cùng với hình ảnh bên ngoài, trong đó có bức xạ hồng ngoại đều là những thông tin tuyệt mật.

Theo Trương Triệu Trung, đương nhiên, không thể vì những rủi ro này mà không tiến hành chuyến thăm, nhưng TQ còn phải cân nhắc vấn đề giữ bí mật.

Tàu khu trục số hiệu 169 của Hạm đội Nam Hải tiến hành tiếp tế trên biển.
Tàu khu trục số hiệu 169 của Hạm đội Nam Hải tiến hành tiếp tế trên biển.
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng