Nhật-Philippines diễn tập cứu nạn gần bãi Cỏ Rong đối phó Trung Quốc

25/06/2015 05:05
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã, Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Địa điểm diễn tập đột ngột thay đổi, có thể coi Trung Quốc là quân xanh. Philippines còn công bố chiến lược không quân với kế hoạch mua nhiều loại máy bay.
Ngày 23 tháng 6 năm 2015, máy bay quân sự Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông (hình ảnh minh họa trên tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc)
Ngày 23 tháng 6 năm 2015, máy bay quân sự Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông (hình ảnh minh họa trên tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc)

Tân Hoa xã ngày 24 tháng 6 dẫn báo Anh đưa tin, ngày 23 tháng 6, một chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và một chiếc máy bay quân sự Philippines đã đến gần bãi Cỏ Rong, triển khai bay tại đây.

Hãng tin Kyodo Nhật Bản cho biết, đây là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ triển khai hoạt động ở khu vực áp sát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) - nơi Trung Quốc thúc đẩy lấn biển xây đảo (bất hợp pháp).

17 binh sĩ trên máy bay săn ngầm P-3C

Bài báo cho biết, 17 binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và 3 binh sĩ Quân đội Philippines đã ngồi trên máy bay săn ngầm P-3C, 6 giờ sáng ngày 23 tháng 6 (giờ địa phương) cất cánh từ cảng Princesa, đảo Palawan Philippines bay tới sát khu vực lân cận bãi Cỏ Rong ở trên không khoảng 1.500 m.

Ngoài máy bay săn ngầm Nhật Bản, Quân đội Philippines cũng cử một chiếc máy bay tuần tra nhỏ bay theo. Toàn bộ hoạt động bay kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ.

Máy bay tuần tra P-3C Orion Nhật Bản tham gia diễn tập với Philippines
Máy bay tuần tra P-3C Orion Nhật Bản tham gia diễn tập với Philippines

Hãng tin Kyodo dẫn lời quan chức chỉ huy lực lượng phía Nhật Bản cho biết: "Trong quá trình huấn luyện, binh sĩ đã giữ ý thức cảnh giác thích hợp".

Căn cứ vào tuyên bố chính thức của Nhật Bản và Philippines, danh nghĩa của cuộc diễn tập liên hợp trên biển lần này là "cứu trợ nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn".

Tháng 2 năm nay, tướng Takei Tomohisa - Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã lần đầu tiên đến thăm đảo Palawan. Ông cho biết, trong kế hoạch huấn luyện "không có hoạt động cảnh giới, giám sát".

Hãng tin Reuters Anh dẫn lời người phát ngôn Quân đội Philippines Jonas Lumawag cho biết, trong diễn tập ngày 23 tháng 6, lực lượng của Philippines, Nhật Bản "đã diễn tập mô hình tìm kiếm cứu nạn, điều này rất quan trọng đối với bất cứ hành động cứu trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa nào".

Theo Tân Hoa xã, việc tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn gần quần đảo Trường Sa như vậy là không thể tưởng tượng, cho rằng, địa điểm hợp lý hơn để cho cuộc diễn tập loại này phải là phía đông Philippines hướng ra Thái Bình Dương, chứ không phải là đảo Palawan ở phía tây Philippines, tiếp giáp Biển Đông.

Máy bay trinh sát của Nhật Bản và Mỹ ở cảng Princesa thuộc đảo Palawan tham gia cuộc tập trận chung với Philippines vào ngày 23 tháng 6 năm 2015
Máy bay trinh sát của Nhật Bản và Mỹ ở cảng Princesa thuộc đảo Palawan tham gia cuộc tập trận chung với Philippines vào ngày 23 tháng 6 năm 2015

Theo bài báo, đối với Philippines, tai hoạ nguy hại lớn nhất hàng năm cơ bản đều là bão, hàng năm bắt đầu từ tháng 7 chính là mùa bão, kéo dài đến tháng 10 hoặc tháng 11, năm 2014 thậm chí kéo dài đến cả tháng 12.

Bão của Philippines đều từ Thái Bình Dương và đều từ đông sang tây, vì vậy hàng năm miền đông đều gặp thiên tai. Còn ở miền tây tương đối ít bị ảnh hưởng của thiên tai, không liên quan nhiều đến đảo Palawan.

Đối với vấn đề máy bay tuần tra Nhật Bản bay ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khang ngày 23 trả lời báo chí cho rằng: “Điều quan tâm và quan ngại nhất của các nước khu vực này hiện nay thực ra là vấn đề phát triển.

Trung Quốc muốn các bên liên quan không nên tuyên truyền thù địch, thậm chí tạo ra căng thẳng khu vực, sự tương tác giữa các bên cần thiết thực có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực, chứ không phải là làm ngược lại".

Lục Khang nói như vậy, nhưng quên rằng, chủ quyền là không thể chia cắt, Trung Quốc không thể lấy lãnh thổ ăn cướp từ láng giềng biến thành lãnh thổ có chủ quyền hợp pháp của họ được. Làm kẻ cướp thì không thể nói và cũng không thể thực hiện được "nghĩa vụ và trách nhiệm nước lớn". Nói mà không biết ngượng mồm - PV.

Lục Khang - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Lục Khang - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Chính kẻ cướp mới tìm cách giở mọi thủ đoạn để gặm nhấm dần dần Biển Đông mới là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp gây ra căng thẳng leo thang và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực. Chính mưu đồ thực dân, bá quyền đòi áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò" mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm loạn khu vực - PV.

Chính kẻ cướp hiện nay đang ra sức tuyên truyền xuyên tạc, dùng mọi chiêu trò đánh lận con đen, có ý đồ đánh lừa nhân dân họ và đòi đánh lừa cả cộng đồng quốc tế. Họ đang diễn một trò lố bịch của trẻ con trên sân khấu quốc tế - PV.

Đối phó Trung Quốc

Theo hãng tin Reuters Anh, hoạt động bay do Philippines, Nhật Bản triển khai ngày 23 tháng 6 xuất phát từ sân bay cảng Princesa của đảo Palawan.

Sân bay này là sân bay có công trình tương đối hoàn thiện ở trên đảo Palawan của Philippines, hơn nữa cách Trường Sa khá gần. Thông thường, Philippines vận chuyển tiếp tế cho quân đồn trú trên đảo Thị Tứ hoặc điều máy bay triển khai hoạt động trinh sát ở Biển Đông thì đều xuất phát từ sân bay này.

Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển liên hợp. Trong khi đó, quan chức Philippines gọi Cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang" ở Biển Đông
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển liên hợp. Trong khi đó, quan chức Philippines gọi Cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang" ở Biển Đông

Diễn tập liên hợp Philippines-Nhật Bản sẽ kéo dài tới ngày 27 tháng 6. Hãng Kyodo cho biết, theo kế hoạch, ngày 24 tháng 6, hai bên triển khai huấn luyện trên Biển Đông - khu vực cách đảo Palawan 80 - 180 km về phía tây, máy bay P-3C sẽ cùng máy bay Không quân Philippines bay ở khu vực xung quanh đảo Palawan, mục đích chủ yếu là nắm chắc tình hình vùng trời liên quan.

Theo bài báo, đây là cuộc diễn tập liên hợp thứ hai do Philippines và Nhật Bản tổ chức trong hơn 1 tháng qua. Ngày 12 tháng 5, Philippines và Nhật Bản tổ chức diễn tập liên hợp lần đầu tiên, khi đó, Philippines cử tàu tuần tra Alcaraz, Nhật Bản cử hai tàu khu trục Harusame và Amagiri.

Khi đó, cuộc diễn tập được triển khai ở vịnh Manila, thuộc lãnh hải Philippines, cuộc diễn tập lần này lại đột nhiên chuyển từ lãnh hải đến bãi Cỏ Rong, hơn nữa còn điều máy bay quân sự, nó cơ động và linh hoạt hơn so với tàu chiến. Truyền thông Philippines còn rất kín tiếng khi đưa tin về cuộc diễn tập lần này, hầu như có ý thăm dò.

Đối với cuộc diễn tập liên hợp Nhật-Philippines lần này, báo chí Nhật Bản tương đối quan tâm, có tờ báo dẫn lời cán bộ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, mặc dù danh nghĩa của cuộc diễn tập lần này là diễn tập tìm kiếm cứu nạn, nhưng thực chất là nhằm vào Trung Quốc, bởi vì hai bên chỉ cần "tưởng tượng" tàu gặp nạn là tàu Trung Quốc.

Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Philippines công bố chiến lược không quân, muốn mua hơn 50 máy bay

Không quân Philippines thừa nhận không đủ trang bị, căn cứ, huấn luyện chiến đấu không đủ cho binh sĩ tại ngũ, năng lực sẵn sàng chiến đấu còn chờ được tăng cường.

Chính trong thời điểm Chính phủ Philippines đưa ra bộ phim tuyên truyền Biển Đông thứ 2 vào ngày 22 tháng 6, Không quân Philippines lại đưa ra "Kế hoạch bay 2028", công bố mục tiêu phát triển dài hạn Không quân Philippines.

Theo đó, Philippines muốn thông qua mua sắm trang bị hiện đại để có được năng lực "dò tìm, xác nhận và chống lại sự xâm phạm đối với không phận của Philippines".

Người phát ngôn Không quân Philippines Enrico Canaya ngày 22 tháng 6 cho biết, để tăng cường năng lực phòng không của Philippines, Không quân Philippines đưa ra mục tiêu phát triển dài hạn và thu hút sự chú ý của phương diện liên quan.

Philippines đặt mua 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc
Philippines đặt mua 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc

Kế hoạch vừa công bố này cho biết, trong giai đoạn hiện nay, Không quân Philippines thiếu thốn trang bị, căn cứ và cơ sở quân sự, binh sĩ tại ngũ của không quân không được huấn luyện đầy đủ, chế độ phòng không chưa được thiết lập.

Enrico Canaya cho biết, Philippines dự định thông qua các phương thức như mua sắm nước ngoài để có được 12 máy bay chiến đấu đa năng, 24 máy bay tấn công đối hải, 4 máy bay tuần tra tầm xa, 4 máy bay tác chiến điện tử, 6 bộ radar phòng không, 6 hệ thống phòng thủ đất đối không, 2 máy bay cảnh báo sớm trên không, 1 máy bay tiếp dầu, 4 máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn và 1 trung tâm kiểm soát không quân.

Ngân sách quốc phòng 5 năm tăng gấp đôi

Theo giải thích chính thức của Philippines, năng lực sẵn sàng chiến đấu của Không quân Philippines hiện nay ở khoảng cấp thứ tư (0 - 50%), mục tiêu là có được năng lực sẵn sàng chiến đấu cấp tứ ba (50 - 70%) vào năm 2022, đạt cấp thứ nhất (85-100%) vào năm 2028.

Trong đó, năng lực sẵn sàng chiến đấu cấp thứ ba có nghĩa là có năng lực "trinh sát, xác nhận và chống xâm phạm" ở Vùng nhận dạng phòng không của Philippines và ở Biển Đông. Còn năng lực sẵn sàng chiến đấu cấp thứ nhất có nghĩa là "phạm vi bao quát mở rộng đến toàn bộ không phận, lãnh hải của Philippines".

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 do Hàn Quốc sản xuất, Philippines đặt mua 12 chiếc
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 do Hàn Quốc sản xuất, Philippines đặt mua 12 chiếc

Năm 2014 Philippines lấy 18,9 tỷ Peso (khoảng 2,6 tỷ nhân dân tệ) mua sắm 12 máy bay chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc sản xuất, dự tính năm nay sẽ có vài chiếc máy bay chiến đấu bàn giao sử dụng.

Do không ít máy bay chiến đấu F-5 nghỉ hưu vào năm 2005, các máy bay chiến đấu FA-50 đặt mua của Hàn Quốc vẫn chưa hoàn toàn chế tạo xong, sức mạnh kiểm soát trên không của Không quân Philippines tương đối yếu.

Trên phương diện tấn công đất đối hải, Không quân Philippines chủ yếu dùng máy bay huấn luyện phục vụ trong thập niên 60 - 80 thế kỷ trước để làm đồ thay thế cho máy bay tấn công.

Những năm gần đây, Philippines không ngừng mua sắm của nước ngoài, tăng cường quân bị. Năm 2015, ngân sách quốc phòng của Philippines đạt 144,5 tỷ Peso (15,76 tỷ nhân dân tệ), tăng khoảng gấp đôi 5 năm trước. 

Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã, Tin tức Tham khảo)