Nhiều hợp đồng “khủng” tại hội chợ hàng không Singapore

16/02/2012 08:18
Theo Thanh niên
Bất chấp kinh tế đang khó khăn, triển lãm máy bay và thiết bị quân sự lớn nhất châu Á tại Singapore vẫn sôi động hơn bao giờ hết.
Bất chấp kinh tế đang khó khăn, triển lãm máy bay và thiết bị quân sự lớn nhất châu Á tại Singapore vẫn sôi động hơn bao giờ hết.
Chiến đấu cơ Singapore biểu diễn tại AS 2012 - Ảnh: Reuters
Chiến đấu cơ Singapore biểu diễn tại AS 2012 - Ảnh: Reuters
Hội chợ với tên gọi Singapore Airshow (AS) bắt đầu được tổ chức vào năm 2008. Thành công vang dội trong lần mở màn với các hợp đồng mua bán được ký kết tại chỗ trị giá 13,4 tỉ USD đã nhanh chóng bị cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 làm lu mờ.
Tại AS 2010, tổng giá trị các hợp đồng chỉ gần 10 tỉ USD. Nhưng trước thềm AS 2012, nhà tổ chức Experia Events cũng như các chuyên gia đã ước lượng giá trị các hợp đồng lần này sẽ vượt xa con số năm 2010. Nhận định này dựa trên thực tế các hãng hàng không lớn nhỏ trên thế giới đều đang ráo riết tăng cường đội máy bay của mình. Phó giám đốc marketing của hãng Boeing là Randy Tinseth dự đoán trong vòng 20 năm tới, các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần thêm 11.450 máy bay, trị giá 1.500 tỉ USD. Trong khi đó, lĩnh vực khí tài quân sự càng sôi động hơn với việc mua sắm vũ khí và tăng ngân sách quốc phòng đáng kể ở nhiều quốc gia thời gian gần đây. Tạp chí chuyên cung cấp tin tình báo kinh tế và quốc phòng IHS Jane’s vừa đưa tin ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng đến 238,2 tỉ USD vào năm 2015, so với 119,8 tỉ USD năm 2011. Ấn Độ sẽ tăng từ 35,4 tỉ USD năm 2011 lên 44,9 tỉ USD năm 2015. Nhật Bản, vốn đang gặp nhiều khó khăn sau thảm họa động đất/sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái, cũng sẽ tăng từ 60,3 tỉ USD (2011) lên 66,6 tỉ USD (2015). AS 2012, chính thức mở cửa từ 14-19.2, cũng lập nhiều kỷ lục khác với sự tham dự của 900 công ty từ 80 quốc gia và 60/100 tập đoàn công nghiệp hàng không toàn cầu. Trong đó, có đến 22 nước lập khu vực gian hàng riêng biệt của mình, gồm cả Nhật Bản và Ukraine xuất hiện lần đầu. Dự kiến có trên 140.000 khách tham quan, trong đó 40.000 là doanh nhân. Đặc biệt là sự có mặt của 266 lãnh đạo, nhà ngoại giao và quân sự từ 80 quốc gia. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã đến Singapore trong dịp này từ ngày 12-15/2, cùng Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân, thiếu tướng Phan Văn Giang. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã tham quan Airshow vào ngày khai mạc. Hôm 13/2, ông cũng tham quan Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Singapore - ST Engineering, Tùy viên quân sự Việt Nam tại Singapore, đại tá Nguyễn Văn Hải, cho Thanh Niên biết.Công khai và bí mật Đến cuối ngày 15/2, dù chưa có con số thống kê tổng giá trị các hợp đồng đã được ký tại AS 2012, nhưng không khí rất phấn khởi. Các hãng chế tạo máy bay hành khách như Boeing (Mỹ), Embraer (Brazil), Bombardier (Canada)… liên tục công bố các hợp đồng với các hãng hàng không khắp thế giới. “Đình đám” nhất là hợp đồng Lion Air (Indonesia) mua 201 máy bay 733 MAX và 29 máy bay 737-900ER của Boeing trị giá 22,4 tỉ USD. Hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia cũng mua 36 máy bay CRJ1000 thế hệ mới của Bombardier. Các tập đoàn chuyên chế tạo động cơ máy bay, các hãng kỹ thuật hàng không, bảo trì động cơ như Pratt & Whitney, Rolls-Royce… cũng nhận nhiều hợp đồng lớn. Trong khi đó các tập đoàn chiến đấu cơ và thiết bị quốc phòng như Lockheed Martin, Northrop Gumman, Raytheon… rất “kín đáo” về các thương vụ của mình. Chỉ có Raytheon cho hay chuẩn bị giao một hệ thống radar hải dương cho một khách hàng châu Á (không được nêu tên). Hãng Sikorsky cho biết vừa ký thêm hợp đồng dịch vụ cho 12 chiếc S-70i Black Hawk sẽ giao cho Bộ Quốc phòng Brunei vào năm tới và hợp đồng bán một trực thăng S-92 cho Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc.
Theo Thanh niên