Những “siêu chiến xa” của Thủy quân Lục chiến thế giới

18/11/2011 10:53
Trịnh Xuân Tuân (Theo Topwar)
(GDVN) - Xe tăng lội nước hay chiến xa lưỡng cư đã được Thủy quân Lục chiến các nước sử dụng rộng rãi trong chiến tranh hiện đại.

Đổ bộ đường biển là một trong những loại hình khó khăn nhất của hoạt động quân sự trong chiến tranh hiện đại.

Tấn công bằng đổ bộ đường biển muốn thành công phải được hỗ trợ từ trên không, hỗ trợ pháo binh hải quân, thiết bị chuyên dụng, và phải có kế hoạch cẩn thận và chu đáo.

Xe tăng lội nước hay các chiến xa lưỡng cư đã được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh hiện đại
Xe tăng lội nước hay các chiến xa lưỡng cư đã được sử dụng rộng rãi
 trong chiến tranh hiện đại

Các xe tăng lội nước hay các chiến xa lưỡng cư đã được sử dụng rộng rãi cho mục đích như vậy và mang lại hiệu quả cao. Điểm mặt một số chiến xa lưỡng cư hiện đại đang được thủy quân lục chiến các nước sử dụng.

Thủy vận xa EFV (Mỹ)
Thủy vận xa EFV (Mỹ)

EFV (expeditionary fighting vehicle) là thủy vận xa được sản xuất bởi công ty General Dynamics (Mỹ) dùng để hỗ trợ nhanh cho binh chủng thuỷ quân lục chiến với khả năng phát xuất từ tàu hỗ trợ.

EFV có thể được lệnh rời khỏi tàu hỗ trợ ở khoảng cách xa bờ biển tới 20-25 hải lý và có thể mang theo 17 lính thủy đánh bộ đã sẵn sàng chiến đấu. EFV có tốc độ lên đến 72 km/h trên mặt đất và 46 km/h trên mặt nước.

Chiến xa AAV7A1 (Mỹ)
Chiến xa AAV7A1 (Mỹ)

Chiến xa AAV7A1 là xe tăng lưỡng cư được phát triển bởi công ty BAE Systems. AAV7 lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1984.

Đây là loại xe tăng rất mạnh mẽ và có tính cơ động rất cao cho việc vận chuyển binh lính và hàng hóa từ tàu vào bờ. Trên mặt đất, chiến xa này có thể đạt tốc độ 72 km/h.

Hiện AAV7A1 đang được trang bị cho Thủy quân Lục chiến các nước như Mỹ, Anh, Thái Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Italia.

Thiết xa Piranha III
Thiết xa Piranha III

Piranha III được sản xuất bởi công ty Thụy Sĩ MOWAG. Piranha III có tính cơ động cao trên địa hình gồ ghề, có thể di chuyển với tốc độ lên đến 100 km/h trên cạn và 10 km/h trên mặt nước..

Xe tăng lội nước tốc độ cao HAS
Xe tăng lội nước tốc độ cao HAS

Lockheed Martin và Gibbs Technologies đã cùng nhau phát triển xe tăng lội nước tốc độ cao High Speed Amphibian-HAS dựa trên công nghệ của Gibbs Technologies khi công ty này thiết kế chế tạo các xe hơi lội nước Gibbs Quadski, Gibbs Humdinga và Gibbs Aquada.

Lockheed Martin và Gibbs Technologies đã và đang phát triển các loại xe hơi này thành các chiến xa lội nước dùng trong quân sự đó là hai biến thể ACC–E và ACC-R.

ACC–E có tốc độ 128 km /h trên mặt đất và 64 km/h trên mặt nước, còn ACC-R có tốc độ 112 km/h trên đất liền và 64 km/h trên mặt nước.

E-ACC và ACC-R có khả năng chuyển đổi trạng thái từ mặt đất hoặc mặt nước nước chỉ trong 5 giây
E-ACC và ACC-R có khả năng chuyển đổi trạng thái từ mặt đất hoặc mặt nước nước chỉ trong 5 giây

Một trong những tính năng độc đáo của ACC-E và ACC-R là khả năng chuyển đổi trạng thái từ mặt đất hoặc mặt đất nước chỉ trong 5 giây. Tính năng này cực kỳ quan trọng khi các chiến xa hoạt động ở ven biển, trên sông hoặc các hoạt động đặc biệt.

Xe bọc thép chở quân bánh hơi BTR-90
Xe bọc thép chở quân bánh hơi BTR-90

BTR-90 của Nga được thiết kế để vận chuyển phân đội bộ binh cùng vũ khí trang bị tới khu vực tác chiến và hỗ trợ hỏa lực tại khu chiến. BTR-90 được cải tiến đáng kể về hỏa lực, phòng vệ cũng như khả năng cơ động so với các loại xe thế hệ trước. BTR-90 có tốc độ 100 km/h trên mặt đất và 9 km/h trên mặt nước.

Xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000
Xe chiến đấu bộ binh ZBD-2000

Là loại xe chiến đấu bộ binh lội nước mới nhất của Quân đội Trung Quốc. ZBD-2000 được trang bị một pháo nòng trơn 105 mm với bộ ổn định tầm hướng hoàn toàn tự động, có khả năng sử dụng để bắn các loại tên lửa chống tăng dẫn đường laser bắn qua nòng pháo cỡ 100 mm thông dụng của Nga như AT-10 Stabber, AT-12 Swinger.

Ngoài ra, xe còn được trang bị ray phóng có thể bắn tên lửa chống tăng HJ-73C (có nguyên mẫu là AT-3 Sagger của Nga); các loại súng máy 12,7 mm và 7,62 mm. Biến thể dành riêng cho hải quân của loại xe này thay pháo 105 mm bằng pháo bắn nhanh 30 mm.

Một số quốc gia châu Á có một bờ biển dài cũng đang chú trọng phát triển lực lượng Thủy quân Lục chiến của mình.

Tuy nhiên, hầu hết lực lượng Thủy quân Lục chiến của các nước này được trang bị các thiết bị đã lỗi thời chẳng hạn như BTR-50P, xe tăng hạng nhẹ PT-76, BMP LVTP-5 và LVTH-6.

Một số nước, như Hàn Quốc và Thái Lan, đang có các chiến xa AAV7A1 của Hoa Kỳ, tuy nhiên chúng cũng cần phải được thay thế hoặc nâng cấp trong tương lai gần.

Như vậy, những chiến xa lưỡng cư hiện đại, chẳng hạn như EFV, Piranha IIIC và BTR-90 sẽ có triển vọng rộng lớn ở châu Á trong những năm tới sẵn sàng phục vụ cho các nhu cầu của chiến tranh hiện đại.

Trịnh Xuân Tuân (Theo Topwar)