Oanh tạc cơ thế hệ mới của TQ không thể "sóng sánh với đại dương"

28/12/2012 07:57
Việt Dũng (Nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Báo Canada đã nhận định về con đường phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Nga, Trung Quốc trong sự so sánh với Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Mỹ

Nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada tháng 12 có bài viết cho rằng, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Trung Quốc có thể đi theo con đường tương tự kiểu Nga, mạnh dạn suy đoán về việc lắp đặt động cơ của máy bay ném bom thế hệ tiếp theo.

Đồng thời dự đoán, con đường nghiên cứu phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Nga khó khăn chồng chất, không thể đạt trình độ vượt B-2 của Mỹ. Còn đối với sự nghiệp phát triển máy bay oanh tac của Trung Quốc càng không thể "sóng sánh với đại dương".

Bài viết cho rằng, trong 10 năm qua, về nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom, nội bộ Trung Quốc luôn có những cuộc tranh cãi và thái độ do dự giữa “nghiên cứu và không nghiên cứu”.

Trong khi đó, Nga đã chính thức xác định ra khái niệm thiết kế cơ bản máy bay ném bom thế hệ tiếp theo (PAK-DA), đồng thời được Cục thiết kế Tupolev trong năm 2012 bắt đầu thiết kế sơ bộ, năm 2017 chế tạo máy bay mẫu, năm 2020 bàn giao cho Không quân, và trong thời gian từ năm 2025-2030, thực hiện tiến độ mỗi tháng sản xuất một chiếc, trang bị cho Không quân.

Từ tư duy về máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nga, có thể nhìn ra được con đường phát triển của máy bay ném bom Trung Quốc.

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 hiện có của Không quân Nga.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 hiện có của Không quân Nga.

Theo bài viết, “máy bay ném bom lớn” thế hệ tiếp theo của Nga có lẽ vẫn sẽ tiếp tục cải tiến trên nền tảng máy bay ném bom Tu-160, một số bản vẽ ý tưởng vẫn là cánh cụp có thể thay đổi, nhưng đổi thành sử dụng hai đuôi đứng/dọc, thân máy bay tránh góc nhọn. Một bản vẽ khác sử dụng đuôi đứng đơn.

Máy bay ném bom chiến lược mới yêu cầu tổng trọng lượng đạt 100-120 tấn. Thậm chí phải đạt tốc độ cao siêu âm, tức là có thể đạt tốc độ bay lớn hơn 5 Mach. Nga phải chăng có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom có tốc độ cao siêu âm 5 Mach trở lên là điều đáng nghi ngờ.

Động cơ 117S của Nga đang được tiến hành thử nghiệm ở máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50, có lực đẩy 14.968 kg. Tỷ lệ đẩy 10,5:1, đây là động cơ tốt nhất hiện nay.

Trong khi đó, tình hình của Trung Quốc nghiêm trọng hơn, chỉ có động cơ WS-10A với lực đẩy cộng lực là 13.200 kg. Cho nên, mạnh dạn suy đoán việc lắp ráp động cơ thực tế nhất của máy bay ném bom chiến lược PAK-DA Nga và H-X Trung Quốc trong tương lai vẫn là 4 động cơ 117S, hoặc 4 động cơ WS-10A.

Máy bay ném bom PAK-DA và H-X như vậy sẽ có tốc độ bay tối đa đạt khoảng 1,25-1,5 Mach, gần với máy bay ném bom chiến lược B-1B.

Một ý tưởng về máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Nga
Một ý tưởng về máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Nga
Đây là hình ảnh xuất hiện gần đây trên mạng Trung Quốc, được cho là dự án chế máy bay ném bom chiến lược tàng hình tầm xa H-10. Nhìn bề ngoài, đây là loại oanh tạc cơ tàng hình giống hệt tàng hình cơ B-2 của Không quân Mỹ
Đây là hình ảnh xuất hiện gần đây trên mạng Trung Quốc, được cho là dự án chế máy bay ném bom chiến lược tàng hình tầm xa H-10. Nhìn bề ngoài, đây là loại oanh tạc cơ tàng hình giống hệt tàng hình cơ B-2 của Không quân Mỹ

Bài viết cho rằng, từ đẳng cấp của máy bay ném bom kiểu Nga và kiểu Mỹ thế hệ tiếp theo có thể thấy được, hiện nay, máy bay ném bom H-6 hiện có của Không quân Trung Quốc là máy bay ném bom hạng trung.

H-6K có thể mang theo 6 quả tên lửa hành trình CJ-10, được lắp toàn bộ bên ngoài. Hơn nữa, số lượng tên lửa tầm ngắn mang theo bị giới hạn bởi giá treo và kho đạn.

Máy bay ném bom cỡ lớn thế hệ tiếp theo do Nga chế tạo, yêu cầu mang theo tên lửa hành trình Kh-555 có tầm phóng đạt 2.000 km và tên lửa hành trình Kh-101/102 (đang được nghiên cứu chế tạo), chúng đều có thể vận chuyển đầu đạn hạt nhân, tầm phóng lớn hơn 2.500 km.

Những tên lửa hành trình này chắc chắn để trong kho đạn để tăng cường khả năng tàng hình, đột phá phòng không, đây là sự khác biệt lớn nhất so với H-6K.

Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc được lắp động cơ hàng không D-30KP2 do Nga chế tạo, hành trình mở rộng tới hơn 3.000 km. Thân H-6K được chế tạo bằng vật liệu composite nhẹ hơn, chắc hơn, bên trong trang bị hệ thống điện tử hàng không và radar công suất lớn do Trung Quốc tự chế, trang bị hệ thống tác chiến điện tử thay cho pháo chính đường kính 23 mm ở đuôi máy bay.
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc được lắp động cơ hàng không D-30KP2 do Nga chế tạo, hành trình mở rộng tới hơn 3.000 km. Thân H-6K được chế tạo bằng vật liệu composite nhẹ hơn, chắc hơn, bên trong trang bị hệ thống điện tử hàng không và radar công suất lớn do Trung Quốc tự chế, trang bị hệ thống tác chiến điện tử thay cho pháo chính đường kính 23 mm ở đuôi máy bay.

Theo bài viết, PAK-DA không lựa chọn mô hình phát triển tàng hình hoàn toàn, dưới tốc độ âm thanh của B-2, mà lựa chọn tốc độ cao, nửa tàng hình. Điều này cũng phù hợp với hiện trạng cơ bản về trình độ của công nghiệp hàng không Nga, tin rằng máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc cũng đi theo con đường kiểu Nga.

Việc nghiên cứu chế tạo của B-2 cần có vật liệu tàng hình và động cơ trình độ cao hơn, Nga không thể đạt được trình độ này trong giai đoạn hiện nay, thậm chí vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn công nghệ trên con đường nghiên cứu chế tạo PAK-DA. Trung Quốc thì càng không có hy vọng gì.

Khả năng mang theo của H-6K là 12 tấn, có thể mang theo bom, tên lửa hành trình CJ-10A tấn công đối đất. CJ-10A là tên lửa nhiên liệu rắn, tầm phóng ngắn hơn một chút so với tên lửa hành trình Kh-55 của Nga, nhưng vẫn đạt 2.000 km. Nhưng, khi bay tốc độ cao 2.500 km/h, CJ-10A chỉ có tầm phóng 300 km. H-6K được cho là đã lột xác so với phiên bản cũ của H-6.
Khả năng mang theo của H-6K là 12 tấn, có thể mang theo bom, tên lửa hành trình CJ-10A tấn công đối đất. CJ-10A là tên lửa nhiên liệu rắn, tầm phóng ngắn hơn một chút so với tên lửa hành trình Kh-55 của Nga, nhưng vẫn đạt 2.000 km. Nhưng, khi bay tốc độ cao 2.500 km/h, CJ-10A chỉ có tầm phóng 300 km. H-6K được cho là đã lột xác so với phiên bản cũ của H-6.
Việt Dũng (Nguồn báo Hoàn Cầu)