Obama tái cử sẽ nâng Ấn Độ lên thành đối tác chiến lược thực sự

17/11/2012 08:05
Việt Dũng
(GDVN) - Trong nhiệm kỳ 2, Barack Obama sẽ có cách tiếp cận mới với thế giới, “nâng Ấn Độ lên như đồng minh Anh”, "đưa Trung Quốc vào khuôn khổ”.
Tống thống Mỹ Barack Obama vừa tái cử nhiệm kỳ 2
Tống thống Mỹ Barack Obama vừa tái cử nhiệm kỳ 2

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc đưa tin, Quỹ nghiên cứu các nhà quan sát Ấn Độ vừa có bài phân tích cho rằng, Tổng thống Obama có thể sẽ dẫn dắt nước Mỹ đi trên một con đường phát triển khác trong nhiệm kỳ 2 của mình.

Về đối nội, Obama sẽ dẫn dắt nước Mỹ có thể sẽ tiến lên theo một khuôn khổ tư bản chủ nghĩa mềm dẻo hơn, xã hội hóa hơn. Trong khuôn khổ đó, phúc lợi của người dân sẽ nằm ở trung tâm xây dựng chính sách.

Về đối ngoại, ông sẽ có những thử nghiệm mới trong tiếp cận toàn cầu cho nước Mỹ. Trong đó, với tư cách là một phần quan trọng nhất trong chính sách thương mại và an ninh mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ có khả năng sẽ thực sự trở thành đối tác hợp tác chiến lược của Mỹ, giành được vị thế ngang hàng với Anh, đồng minh châu Âu lâu đời của Mỹ.

Giành được thắng lợi trong bầu cử sẽ tiếp tục khuyến khích Obama điều chỉnh chủ nghĩa tư bản Mỹ, làm cho ý thức hệ trở nên có tính xã hội hơn. Thử nghiệm đầu tiên Obama tiến hành trong sự thay đổi nhỏ có tính chính sách này sẽ là làm thế nào để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính sắp đến. Xử lý vấn đề này đòi hỏi Obama phải có năng lực chính trị rất mạnh.

Căn cứ vào quy định pháp luật, một số chính sách giảm thuế được bắt đầu thúc đẩy từ thời đại Bush và tình hình chi tiêu tương đối cao của các cơ quan sẽ kết thúc trong vài tháng tới.

Tổng thống Mỹ B. Obama thăm Ấn Độ (ảnh tư liệu)
Tổng thống Mỹ B. Obama thăm Ấn Độ (ảnh tư liệu)

Các chuyên gia phân tích cho rằng, cách làm này sẽ khiến cho phương án kích thích tài chính trị giá khoảng 570 tỷ USD của Mỹ bị cắt bỏ. Về lý thuyết, sự thắt chặt tài chính có quy mô này sẽ khiến cho kinh tế Mỹ và toàn cầu mất kiểm soát. Nếu kinh tế suy thoái toàn diện, GDP của Mỹ sẽ giảm hơn 3%.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đương nhiên sẽ không để xảy ra tình hình đó. Ông sẽ thương lượng với Đảng Cộng hòa, đảng đang kiểm soát Hạ viện Mỹ, thực hiện hạ cánh nhẹ nhàng việc rút đi phương án kích thích tài chính. Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục nhấn mạnh, Obama phải chú trọng hơn trong cắt giảm chi tiêu, chứ không phải hủy bỏ chính sách giảm thuế.

Obama sẵn sàng hơn với cắt giảm một phần phương án kích thích tài chính, và thu thuế đối với nhóm người tương đối giàu có, chính như cam kết trong tuyên bố tranh cử của ông.

Obama có xu hướng tăng thu thuế từ nhóm người giàu có, chứ không phải giảm chương trình an sinh xã hội cho người nghèo.

Obama làm thế nào để ứng phó với các phần tử cứng rắn trong Đảng Cộng hòa là điều đáng để quan tâm. Nếu hiện nay ông không thể xác lập được vị thế của mình, thì sau này ông sẽ càng khó củng cố được quyền lực. Còn có tin đồn cho rằng, Obama sẽ vượt qua được những người phản đối tại Thượng viện và Hạ viện, trực tiếp trao đổi với người dân bình thường, để thực hiện tham vọng mới của ông.

Hạm đội liên hợp hải quân Mỹ-Ấn phô diễn sức mạnh tại vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương.
Hạm đội liên hợp hải quân Mỹ-Ấn phô diễn sức mạnh tại vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Obama cũng có tầm nhìn rõ ràng, nhưng còn có chút do dự trong hành động. Mỹ còn có một hệ thống hành chính tự điều chỉnh. Hệ thống này thường ngăn chặn Obama mạo hiểm thúc đẩy thực hiện chính sách mới khi tiếp cận với các nước khác.

Mặc dù hệ thống hành chính Mỹ cũng đang thay đổi, nhưng tốc độ của sự thay đổi này rất chậm. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Obama có thể đã buộc phải chọn lựa sự khuất phục.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ 2, Obama sẽ hành động mạnh bạo hơn, thực hiện sự đột phá mới. Ấn Độ là một phần quan trọng trong tầm nhìn mới của Obama. Cùng với việc tập trung vào phục hồi kinh tế trong nước, Obama có thể sẽ còn thử nghiệm một số biện pháp mới trong tiếp cận toàn cầu của Mỹ.

Trong chính sách thương mại và an ninh châu Á-Thái Bình Dương mới của Mỹ, Ấn Độ là một phần quan trọng nhất. Chính sách này chính là chỉ kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, một phần mục đích là đưa Trung Quốc vào trong khuôn khổ thương mại và an ninh mang tính quy tắc và hợp tác hơn.

Trong quá trình thực hiện chiến lược trọng tâm châu Á mới, nửa đầu năm 2012, Ấn Độ có thể có được rất nhiều niềm vui từ Obama. Gần đây, chính phủ hai nước Mỹ-Ấn không thể thúc đẩy được quan hệ chiến lược hai nước như sau khi ký thỏa thuận hạt nhân.

Một số chế độ cũ và phương châm chỉ đạo của chính phủ đã ngăn cản hai nước triển khai đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, khoa học công nghệ và thương mại quan trọng khác. Năm 2010, Sáng kiến tri thức thế kỷ 21 Sing-Obama được công bố trong chuyến thăm Ấn Độ của Obama đã không được thực hiện bằng bất cứ hình thức nào.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton luôn là người thúc đẩy chính cho chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ. Bà vừa có bài phát biểu tại Australia nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ và thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ-Ấn, Australia-Ấn
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton luôn là người thúc đẩy chính cho chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ. Bà vừa có bài phát biểu tại Australia nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ và thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ-Ấn, Australia-Ấn

Tuy nhiên, tình hình hiện nay sẽ thay đổi. Hiện nay, cố vấn của Obama nói với một số nghị sĩ Mỹ rằng, nếu Obama tái cử thành công, Mỹ sẽ nhanh chóng thay đổi pháp quy pháp lý, thực sự nâng Ấn Độ lên thành đối tác hợp tác chiến lược, giống như quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa Mỹ và đồng minh phương Tây như Anh.

Đương nhiên, điều này hoàn toàn không phải là “một chiều”. Một khi Mỹ nâng cấp có hiệu quả Ấn Độ thành đối tác hợp tác chiến lược, Ấn Độ sẽ phải thực hiện các loại cam kết. Tương tự, để đưa thương mại quốc phòng vào chiều sâu, hai nước Ấn-Mỹ phải hủy bỏ một số quy định cứng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hơn nữa, thời cơ để Mỹ và Ấn Độ ký kết hiệp định thương mại tự do toàn diện về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư hầu như đã chín muồi. Ấn Độ có thể ký hiệp định này với Nhật Bản, như vậy có lý do gì không ký với Mỹ, đối tác hợp tác thương mại lớn nhất của họ? Gần đây, cựu Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Tim Roemer cho rằng, thời cơ hai nước Mỹ-Ấn ký kết hiệp định thương mại tự do toàn diện đã đến.

Mỹ tiếp tục đẩy nhanh các bước tái cân bằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là kính viễn vọng giám sát không gian SST của DARPA Mỹ, sẽ được lắp đặt tại Australia.
Mỹ tiếp tục đẩy nhanh các bước tái cân bằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là kính viễn vọng giám sát không gian SST của DARPA Mỹ, sẽ được lắp đặt tại Australia.
Việt Dũng