Pakistan mua tàu ngầm AIP Trung Quốc không còn giá hữu nghị?

08/04/2015 07:49
Đông Bình (Tổng hợp từ báo chí TQ)
(GDVN) - Pakistan quyết định chi 4 - 5 tỷ USD mua 8 tàu ngầm thông thường AIP Trung Quốc, có thể được chuyển nhượng công nghệ, có thể chống lại Ấn Độ.
Mô hình tàu ngầm thông thường S-20 dùng để xuất khẩu của Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Mô hình tàu ngầm thông thường S-20 dùng để xuất khẩu của Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc dẫn tờ “Thời báo Tài chính” Anh ngày 2 tháng 4 đưa tin, mặc dù quan chức Hải quân Pakistan từ chối tiết lộ giá cả hoặc loại tàu ngầm, nhưng họ xác nhận, trong một phiên điều trần tổ chức ở Islamabad, Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội đã đưa ra quyết định “về nguyên tắc”.

Một cựu quan chức cấp cao của Hải quân Pakistan cho biết, hợp đồng này có thể trị giá 4 – 5 tỷ USD. “Trung Quốc đã tiếp tục đồng ý lấp đi chỗ trống chiến lược này”, “chúng tôi cũng nên đặt hàng”.

Theo bài báo, Pakistan luôn là khách hàng vũ khí hàng đầu của Trung Quốc, thúc đẩy Trung Quốc trở thành nước lớn xuất khẩu trang bị quân sự. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Pakistan 5 năm qua đã mua 40% vũ khí của Trung Quốc trở lên.

Xuất khẩu vũ khí cùng kỳ của Trung Quốc tăng mạnh 143%, làm cho họ trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga.

Chuyên gia Pakistan đến từ Islamabad cho rằng, Bắc Kinh có thể đã đồng ý giao dịch này nhằm đáp trả mối đe dọa tiềm tàng từ Ấn Độ. Trung Quốc lo ngại, Ấn Độ đã xây dựng hải quân để vươn tới Thái Bình Dương.

Cựu quan chức ngoại giao Pakistan Ali Sarwar Naqvi cho rằng: “Trung Quốc giúp Pakistan trên phương diện này là có tính toán chiến lược”. “Trong thời điểm Ấn Độ chuẩn bị vươn ra Thái Bình Dương, Trung Quốc đang tìm cơ hội xâm nhập Ấn Độ Dương”.

Tàu ngầm thông thường AIP Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường AIP Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc

Nhà nghiên cứu Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cũng cho rằng, giao dịch này có logic chiến lược rõ ràng.

Ông nói: “Ấn Độ thúc đẩy hiện đại hóa hải quân và tăng cường quân bị đã hơn 10 năm”. “Mặc dù Pakistan vĩnh viễn không thể thu hẹp khoảng cách với Ấn Độ trên phương diện lực lượng vũ trang thông thường, nhưng tàu ngầm sẽ đem lại sức mạnh răn đe tin cậy cho Hải quân Pakistan”.

Theo báo chí Pakistan, tàu ngầm thông thường S-20 dài 66 m, rộng 8 m, cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn 2.300 tấn, tốc độ tối đa khi lặn có thể đạt 18 hải lý/giờ, hành trình có thể đạt 8.000 hải lý khi chạy với tốc độ 16 hải lý/giờ.

Về việc Pakistan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc, tờ "The Financial Times" Anh ngày 2 tháng 4 cũng có bài viết cho rằng, Pakistan đã quyết định mua 8 tàu ngầm thông thường Trung Quốc, trị giá hợp đồng là 4 - 5 tỷ USD. Mặc dù Pakistan hoàn toàn vẫn chưa tiết lộ loại tàu ngầm cụ thể mà họ mua, nhưng các quan điểm chính cho rằng, tàu ngầm Type S-20 Trung Quốc liên tiếp trưng bày ở các triển lãm quốc phòng trước đó có khả năng nhất là tàu ngầm Pakistan mua lần này.

Đối với Pakistan hiện đã sở hữu 5 tàu ngầm dòng Agosta do Pháp chế tạo, 8 tàu ngầm sẽ làm thay đổi rất nhiều, không chỉ cán cân sức mạnh giữa Ấn Độ-Pakistan sẽ hoàn toàn thay đổi, mà tình hình sức mạnh ở toàn bộ Ấn Độ Dương cũng sẽ thay đổi.

Trước đó, có tin cho hay, Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản, Nhật Bản trước đó báo giá tàu ngầm lớp Soryu là 600 triệu USD/chiếc. So với tàu ngầm lớp Soryu lượng giãn nước khi lặn trên 4.000 tấn, mặc dù tàu ngầm Type S-20 cũng có hệ thống AIP và trang bị tên lửa tiên tiến, lượng giãn nước khi lặn chỉ 2.300 tấn lần này bán với giá đã lên đến 500 - 625 triệu USD, giá rõ ràng cao hơn, hoàn toàn không phù hợp với "giá bán cho người nhà" mà trước đó Trung Quốc bán vũ khí cho Pakistan. Nhưng, theo bài báo, trên thực tế, mặc dù mua 8 tàu ngầm thông thường với giá 5 tỷ USD, đây cũng là vụ mua bán "có lời" đối với Pakistan.

Tàu ngầm thông thường AIP Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường AIP Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc

Dựa vào kinh nghiệm hợp tác nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu Kiêu Long giữa Trung Quốc và Pakistan trước đó, S-20 là tàu ngầm phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Type 039B, chắc chắn sẽ tiến hành cải tiến, nâng cấp cụ thể theo nhu cầu hiện có và hệ thống tác chiến hiện có của Pakistan.

Trên thực tế, quan điểm bình thường hiện nay cho rằng, nguồn gốc công nghệ của tàu ngầm dòng Type 039 hoàn toàn là công nghệ tàu ngầm do Pháp chế tạo đến từ Pakistan. Vì vậy, sau khi Pakistan có được tàu ngầm Type S-20 sẽ nhanh chóng hình thành sức chiến đấu, thời gian thích ứng với trang bị mới sẽ rất ngắn.

Ngoài ra, trong hợp đồng 5 tỷ USD, Trung Quốc cũng rất có khả năng chuyển nhượng công nghệ tàu ngầm Type S-20 đồng bộ cho Pakistan như tàu hộ vệ Type F-22P, thậm chí sẽ trợ giúp Pakistan lên kế hoạch chế tạo, nâng cấp công nghiệp tàu ngầm của nước này, cho phép Pakistan chế tạo 1 - 2 chiếc tàu ngầm S-20 ở trong nước.

So với mô hình bán vũ khí "tách rời súng-đạn" cho Ấn Độ của Nga, Trung Quốc luôn bán trang bị cho Pakistan theo phương thức "kết hợp súng-đạn", tức là bán đồng bộ trang bị và đạn dược. Cụ thể là vụ mua bán tàu ngầm lần này, Trung Quốc rất có khả năng không chỉ sẽ bán ngư lôi, tên lửa chống hạm tầm xa, thậm chí sẽ còn tiến hành cải tạo nâng cấp đối với hệ thống nghiên cứu phát triển, sản xuất tên lửa hiện có của Pakistan, từ đó làm cho Pakistan sau này có khả năng tự cung cấp quy mô lớn các loại đạn dược cho lực lượng tàu ngầm và tiến hành phát triển chức năng các đạn dược liên quan (công nghệ mới của Trung Quốc có thể đẩy nhanh nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình tầm xa của Pakistan).

Ngoài ra, Trung Quốc rất có thể lần lượt bán, chuyển nhượng công nghệ tên lửa tiên tiến hơn cho Pakistan. Bởi vì, giống như Trung Quốc gần đây tích cực cung cấp máy bay trực thăng vũ trang Z-10 cho Pakistan, Pakistan cần trang bị mới của Trung Quốc để tăng cường sức mạnh quân sự, trang bị mới của Trung Quốc cũng cần được trải qua thử nghiệm chiến đấu thực tế ở Pakistan. Theo đó, Pakistan chi 5 tỷ USD mua của Trung Quốc, rất có thể hoàn toàn không chỉ là 8 tàu ngầm, mà là hoàn thiện và nâng cao hệ thống quốc phòng nước mình, trong khi, “nước láng giềng tiêu nhiều tiền hơn cũng không làm được”.

Tàu ngầm thông thường AIP Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường AIP Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc

Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, so với nhập khẩu tàu ngầm lâu dài, phức tạp và lộn xộn của Ấn Độ, mua sắm tàu ngầm của Pakistan kín tiếng hơn nhiều, cũng thực tế hơn nhiều. Hiện nay Pakistan đã trang bị tổng cộng 2 tàu ngầm Type Agosta 70 và 3 tàu ngầm Type Agosta 90B.

Trong khi đó, Ấn Độ trước đó đã mua 4 tàu ngầm Type U209 do Đức chế tạo và 10 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, đồng thời còn có kế hoạch chế tạo 6 tàu ngầm lớp Scorpene (công nghệ Pháp), cộng với tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản muốn mua thời gian tới (6 chiếc), Pakistan mua 8 tàu ngầm S-20 hầu như vẫn không thể làm thay đổi khoảng cách sức chiến đấu tàu ngầm với Ấn Độ. Nhưng, sự thực hoàn toàn không như vậy.

Trong lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ, do vấn đề bảo trì, toàn bộ tàu ngầm Type 209 do Đức chế tạo ban đầu đã khó có thể ra khơi, 10 tàu ngầm lớp Kilo cũng do bảo trì và các loại sự cố khó tưởng tượng, hiện chỉ có một nửa có thể ra khơi tác chiến. Hiện nay, các tàu ngầm nội và mua của nước ngoài đều nằm trong "vũng bùn", trong thời gian tương đối dài tương lai, tàu ngầm có thể sử dụng của Hải quân Ấn Độ có thể chỉ có khoảng 6 chiếc và sẽ không ngừng giảm đi.

Trong khi đó, trong 5 tàu ngầm hiện có của Pakistan, 2 tàu ngầm Type Agosta 70 quả thật đã tương đối cũ, nhưng dựa vào hiệu suất mua vũ khí luôn hiệu quả cao giữa Trung Quốc-Pakistan, sau khi bắt đầu bàn giao tàu ngầm Type S-20 thì chúng nghỉ hưu cũng không có vấn đề. Điều này cũng có nghĩa là, sau khi 8 tàu ngầm Type S-20 bàn giao toàn bộ, Pakistan sẽ sở hữu khoảng 10 tàu ngầm, đều là tàu ngầm AIP.

Khác với đường bờ biển dài và phân thành 2 khu độc lập của Ấn Độ, đường bờ biển của Pakistan rất ngắn, rất tập trung. Ở khu vực lãnh hải của Pakistan tương đối nhỏ hẹp, cho dù chỉ có một nửa trong số 10 tàu ngầm không thể ra khơi do bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp, thì 5 chiếc tàu ngầm còn lại cũng hoàn toàn có khả năng bảo đảm cho 2 cảng quan trọng Karachi và Gwadar sẽ không bị phong tỏa chặt trong nhiều cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan.

Tàu ngầm Hamza Type Agosta 90B của Hải quân Pakistan
Tàu ngầm Hamza Type Agosta 90B của Hải quân Pakistan

Đồng thời, tàu ngầm Pakistan trong tương lai sẽ phổ biến trang bị tên lửa chống hạm tầm xa, sẽ tạo ra ưu thế phi đối xứng to lớn đối với 2 biên đội tàu sân bay Ấn Độ, làm cho giá trị chiến đấu thực tế và vai trò uy hiếp hằng ngày của biên đội tàu sân bay Ấn Độ giảm đáng kể.

So với bất kỳ nước nào khác, Pakistan đều may mắn, bởi vì họ có Trung Quốc - một đồng minh có thực lực và có tham vọng trợ giúp thực sự cho họ xây dựng hệ thống quốc phòng có hệ thống, thích hợp và hiệu quả cao. Là một nước ven biển có lợi ích biển hoàn toàn không nhiều, dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc, sức mạnh trên không và trên biển của họ hiện đang từng bước hình thành hệ thống "trên không-dưới biển-nhanh" riêng, giúp Pakistan có thể bảo vệ lợi ích của họ. Pakistan thậm chí có thể xây dựng lại Ấn Độ Dương.
Hạt nhân của "trên không" trong Không quân Pakistan là máy bay chiến đấu Kiêu Long (hợp tác sản xuất với Trung Quốc), loại máy bay chiến đấu này dựa vào bảo đảm công nghệ mạnh của Trung Quốc, nhất là đạn dược, làm cho loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ này hoàn toàn có thể thực hiện sứ mạng tấn công trên không, trên biển với cường độ tương đối lớn.

Hạt nhân của "dưới biển" chính là 8 tàu ngầm Type S-20 bán cho Pakistan lần này, lực lượng tàu ngầm AIP sẽ giúp cho Pakistan ít nhất có thể kiềm chế có hiệu quả ở biển gần, tấn công hạm đội lớn của Ấn Độ. Hạt nhân của "nhanh" không phải là các loại thuyền máy, mà là hạm đội cơ động tốc độ nhanh lấy tàu chiến hạng nhẹ hoàn toàn mới như F-22P làm cốt lõi. Sứ mạng của chúng không phải là tiến hành xung đột chính diện với hạm đội Ấn Độ, mà là xung đột có quy mô khá nhỏ.

Khác với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương mặc dù lân cận khu vực trung tâm năng lượng Trung Đông, nhưng vùng biển của họ rất ít có căn cứ hải, không quân như Guam. Vì vậy, bất kể là Mỹ hay Ấn Độ đều thông qua hình thức tuần tra hạm đội tiến hành kiểm soát đối với Ấn Độ Dương, bảo đảm sự thông suốt của tuyền đường hàng hải quan trọng trong khu vực.

Nếu lực lượng trên biển của Pakistan mạnh đến mức Ấn Độ không thể tiến hành áp chế có hiệu quả đối với họ, không thể tiến hành phong tỏa có hiệu quả đối với cảng quan trọng của Pakistan, cơ sở đứng chân căn bản nhất của Hải quân Ấn Độ sẽ lung lay.

Tàu hộ vệ F-22P của Hải quân Pakistan, mua của Trung Quốc
Tàu hộ vệ F-22P của Hải quân Pakistan, mua của Trung Quốc
Đông Bình (Tổng hợp từ báo chí TQ)