Pakistan trang bị tên lửa chống radar cho JF-17 liên doanh với TQ

30/07/2011 01:18
(GDVN) – Pakistan đã kết thúc quá trình tích hợp tên lửa chống radar MAR-1 lớp không đối đất của Brazil cho máy bay tiêm kích JF-17 Thunder.

(GDVN) – Pakistan đã kết thúc quá trình tích hợp tên lửa chống radar MAR-1 lớp không đối đất của Brazil cho máy bay tiêm kích JF-17 Thunder.

alt
Pakistan tích hợp thành công tên lửa chống radar MAR-1 trên máy
bay tiêm kích JF-17 Thunder.

Hợp đồng cung cấp 100 tên lửa chống radar MAR-1 lớp không đối đất trị giá 107,4 triệu USD đã được Không quân Pakistan ký kết với Hãng Mektron của Brazil vào tháng 4/2008.

Phía công ty Mektron không hề đưa ra bất kỳ lời bình luận hay nhận xét nào về hợp đồng này. Theo hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, họ sẽ bàn giao tên lửa đúng thời hạn cho bên đặt hàng.

Theo các nguồn tin không chính thức khác, tên lửa chống radar MAR-1 đã được cung cấp cho Không quân Pakistan từ năm 2009 để trang bị cho máy bay tiêm kích Mirage-3, Mirage-5 và JF-17.

alt
Tên lửa chống radar MAR-1 do Brazil sản xuất.

Máy bay tiêm kích JF-17 (Joint Fighter - 17) là sản phẩm nghiên cứu và phát triển chung giữa Tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không của Trung Quốc (CATIC) và Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC).

Các nhà nghiên cứu và thiết kế JF-17 đưa ra nhận định rằng, JF-17 không chỉ rẻ hơn mà còn mạnh hơn cả máy bay tiêm kích cùng loại F-16 của Mỹ hay máy bay tiêm kích dòng Su của Nga.

Vào tháng 4 vừa qua, Không quân Pakistan đã tuyên bố thành lập phi đội tác chiến JF-17 thứ hai. Dự kiến, vào cuối năm nay sẽ thành lập thêm một phi đội tác chiến nữa được trang bị máy bay chiến đấu mới.

alt
Ngoài bom không quân Half, tên lửa chống radar MAR-1 là loại vũ khí
thứ hai không phải do Trung Quốc sản xuất.

Việc Pakistan tích hợp tên lửa chống radar MAR-1 cho JF-17 đã chứng tỏ rằng, Pakistan hoàn toàn có khả năng tự nâng cấp và hoàn thiện máy bay chiến đấu loại này mà không cần sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Trước đó, có thông tin cho rằng, đa số máy bay tiêm kích JF-17 mà Pakistan nhập từ Trung Quốc về nếu muốn nâng cấp, sửa chữa hay tích hợp thêm bộ phận nào trên máy bay cần phải có sự hỗ trợ của phía Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này hết sức bất lợi cho phía Pakistan. Do vậy, trong các lô hàng tiếp theo, Pakistan đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc này và bắt đầu tự trang bị những loai vũ khí, trang thiết bị điện tử của các Hãng khác trên JF-17 của mình.

Tên lửa chống radar MAR-1 là loại vũ khí thứ hai (sau bom không quân Hafr) không phải do Trung Quốc sản xuất đã được tích hợp vào hệ thống vũ khí trang bị trên máy bay chiến đấu của Không quân Pakistan.

alt
Pakistan đã thành lập được hai phi đội máy bay tiêm kích JF-17.

Hiện nay, tên lửa chống radar MAR-1 là loại vũ khí hiện đại duy nhất có trong biên chế của lực lượng Không quân Pakistan. Nó gần giống với tên lửa chống radar tốc độ cao AGM-88 HARM của Mỹ.

Tên lửa MAR-1 được nghiên cứu, chế tạo từ năm 1998 để trang bị cho máy bay tiêm kích A-1 (AMX) của Không quân Brazil. Nó được trang bị hệ thống dẫn đường thụ động theo sự bức xạ radar ở dải tần rộng và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, mặt nước.

Theo các thông tin ban đầu, MAR-1 được trang bị động cơ hai lớp có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 25 km và ở tầm cao tối đa là 10 km. Tên lửa loại này có thể đạt tới tốc độ từ 0,5 đến 1,2 M và tấn công đồng thời vào 8 mục tiêu khác nhau đã lập trình sẵn.

alt
Máy bay tiêm kích A-1 (AMX) trang bị tên lửa chống radar MAR-1.
alt
Tên lửa chống radar MAR-1 của Brazil gần giống với tên lửa AGM-88
của Mỹ.
{iarelatednews articleid='8952,8940,8903,8894,8833,8840,8837,8828,8744,8706,8607,8604,8589,7895,8497,8500,8511,8178'}
Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)
 
alt