Phong cách Nga: Tấn công quân sự để thúc đẩy hòa bình

06/10/2015 06:41
Việt Dũng
(GDVN) - Đây là cách làm truyền thống của Nga, hơn nữa, nhiều lợi ích chiến lược của Nga ở Syria đã thúc đẩy Nga hành động, cuộc chơi mới bắt đầu.

Tờ "Người quan sát" Trung Quốc ngày 5 tháng 10 cho rằng, Nga lần này tiến hành không kích IS sẽ có lợi cho chính quyền Bashar Assad giành lấy quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn, rõ ràng có lợi cho sự ổn định của chính quyền.

Máy bay chiến đấu Nga không kích ở Syria
Máy bay chiến đấu Nga không kích ở Syria

Hơn nữa, mục tiêu tấn công có thể hoàn toàn không chỉ giới hạn ở IS. Căn cứ vào các nguồn tin, mục tiêu "quân tự do Syria" chống chính phủ Assad được phương Tây ủng hộ cũng đã bị người Nga không kích.

Phe đối lập Syria cũng đã lên án Moscow tập trung nhiều hơn vào không kích lực lượng chống Assad nhằm bảo vệ chính quyền Bashar Assad.

Nếu đây là sự thật, cục diện đối đầu giữa chính quyền Bashar Assad và lực lượng vũ trang phe đối lập sẽ nhanh chóng thay đổi.

Mỹ và một số nước châu Âu biết rõ việc này. Họ không sẵn sàng nhìn thấy cán cân sức mạnh dần dần nghiêng về phía chính quyền Bashar Assad.

Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước thành viên liên minh chống IS khác kêu gọi Nga chấm dứt không kích. Sự chỉ trích của Tổng thống Mỹ Barack Obama rất thẳng thừng: "Quân đội Nga và Tổng thống Vladimir Putin không phân biệt giữa IS và lực lượng vũ trang phe đối lập Sunni ôn hòa".

Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama

Obama cho rằng, không kích đã tấn công phe đối lập chống chính quyền Bashar Assad và dân thường Syria, đồng thời cảnh báo điều này chỉ có thể "gây ra nhiều chủ nghĩa cực đoan hơn".

Người Nga không để ý đến sự phản đối và chỉ trích của các nước phương Tây, trái lại đã gia tăng mức độ không kích. Đối với Nga, họ rất khó chấp nhận hậu quả mất đi Syria - một điểm tựa chiến lược ở Trung Đông.

Nhà nghiên cứu cao cấp Evseev thuộc Viện nghiên cứu Cộng đồng các quốc gia độc lập Nga cho rằng, NATO mở rộng về phía đông đã dồn ép nghiêm trọng không gian chiến lược của Nga ở châu Âu,

nếu tiếp tục mất đi Syria ở khu vực Trung Đông, không chỉ sẽ dẫn đến các thế lực tôn giáo cực đoan tiếp tục xâm nhập khu vực Bắc Caucasus, tiến tới đe dọa sự ổn định của miền nam Nga, hơn nữa có nghĩa là đã mất đi một điểm đứng chân ở khu vực Trung Đông.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược khôi phục vai trò ảnh hưởng khu vực của Nga, do đó, Nga sẽ dốc toàn lực bảo vệ lợi ích của họ ở Syria.

Nga không kích IS ở Syria
Nga không kích IS ở Syria

Người Mỹ cơ bản cũng không ngờ rằng, người Nga lại có thể kiên quyết can thiệp như vậy, bởi vì Nga bị phương Tây trừng phạt và giá dầu quốc tế trượt dốc, đã làm bị thương "nguyên khí" nền kinh tế Nga.

Nhưng, những người hiểu phong cách ngoại giao Nga đều biết, "lấy đánh để thúc đẩy hòa bình" chính là cách làm quen dùng của người Nga. Tình hình hiện nay cho thấy, trong tay người Mỹ hầu như không có bất cứ con bài tốt nào để đánh.

Đối mặt với đối thủ cũ, người châu Âu cũng không hề có thượng sách để ứng phó. Trong bối cảnh này, tình hình Ukraine dịu đi không phải là một việc kỳ lạ gì.

Ngày 2 tháng 10, nhà lãnh đạo 4 nước gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã tổ chức hội đàm ở Paris. Sau hội đàm, Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố, vũ khí trang bị ở khu vực tuyến tiếp xúc bắt đầu rút từ ngày 3 tháng 10.

"Nước cộng hòa Lugansk" ngày 3 tháng 10 bắt đầu rút tốp xe tăng thứ nhất khỏi khu vực xung đột, còn "nước cộng hòa Donetsk" cho biết sẽ bắt đầu tiến trình liên quan sau khi Lugansk hoàn thành công tác rút lui vũ trang.

Alexei Pushkov - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma quốc gia Nga
Alexei Pushkov - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma quốc gia Nga

Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma quốc gia Nga Alexei Pushkov  cho biết: "Sau hội đàm Paris, bà Merkel lần đầu tiên đồng ý, Crimea sẽ không quay trở lại Ukraine. Nói cách khác, cuộc khủng hoảng chỉ tồn tại ở miền đông Ukraine". Đây là bối cảnh quan trọng để hiểu lực lượng vũ trang miền đông rút đi thuận lợi ở tuyến tiếp xúc.

Sự lo ngại của người Mỹ tuyệt đối không chỉ giới hạn ở Syria. Đối với hành động can thiệp quân sự của Nga, tạp chí "Lợi ích Mỹ" chỉ ra, sự lo ngại sâu sắc của Mỹ ở chỗ:

"Trong vài năm qua, Mỹ thành công trong việc ngăn chặn Nga ở ngoài khu vực Trung Đông, làm cho Nga không thể tham gia lãnh đạo phương hướng của dầu mỏ trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, cùng với sự ra đời của thỏa thuận hạt nhân Iran, nếu lực lượng mặt đất Nga tham gia cuộc khủng hoảng Syria, còn Mỹ lại không có hành động như vậy, sự chuyển đổi ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông sẽ tăng nhanh rõ rệt".

Nhưng, nếu Mỹ áp dụng hành động tương tự, thì "chiến tranh ủy nhiệm" cũng chỉ "xa có một bước". Song, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, hai nước sẽ không rơi vào "chiến tranh ủy nhiệm" ở Syria. Điều này có thể xem là đã đưa ra giới hạn cho mâu thuẫn Nga-Mỹ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chấp nhận Crimea thuộc về Nga?!
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chấp nhận Crimea thuộc về Nga?!

Moscow cũng đã cho biết rõ sẽ không điều lực lượng mặt đất tới Syria. Ở đây có cân nhắc tới việc đề phòng bị sa lầy như ở Afghanistan trước đây, mặt khác, tránh để chính quyền Assad bất ngờ giành được ưu thế mang tính áp đảo, sự biến đổi quá nhanh này dễ gây ra phản ứng căng thẳng của phương Tây, làm cho Nga và phương Tây xảy ra đối đầu nghiêm trọng.

Bất kể là Nga hay phương Tây, họ đều là người chơi lâu năm trong đánh cờ chính trị quốc tế, am hiểu việc sử dụng khéo léo tư tưởng "thế cân bằng".

Trong giao tranh lần này, bất kể là Nga hay Mỹ, đều không che đậy tồn tại mâu thuẫn trong vấn đề Syria giữa hai bên. Mặc dù hiện nay xem ra, Nga dựa vào kỹ năng ngoại giao cao siêu, được lợi không ít. Nhưng cũng phải nhìn thấy, hành động của Nga tồn tại một số yếu tố mạo hiểm, mục đích của họ phải chăng đạt được hay không còn khó nói.

Thứ nhất, Nga có ý đồ dùng tấn công quân sự để tăng cường sức mạnh cho chính quyền Bashar Assad, làm suy yếu quân chống chính phủ, buộc phương Tây từ bỏ điều kiện tiền đề đồi Bashar phải ra đi, ngồi xuống bàn đàm phán; nhưng các nước phương Tây rất khó thay đổi lập trường, sẽ không dễ dàng từ bỏ ủng hộ lực lượng vũ trang chống chính phủ.

Tổng thống Syria Bashar Assad
Tổng thống Syria Bashar Assad

Thứ hai, Nga hy vọng giành được tiếng nói trong sắp xếp khu vực Trung Đông tương lai, nhưng lập đổ chính quyền Bashar Assad cũng là mục đích của các nước như Saudi Arabia, Israel. Hành động này của Nga sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa họ với các nước khác ở khu vực Trung Đông.

Thứ ba, các nước châu Âu như Pháp cũng công khai phản đối Bashar Assad, hành động của Nga có thể gây ra bất mãn cho họ, sẽ ảnh hưởng đến các nỗ lực của Nga thông qua Pháp để làm suy yếu sự bao vây của Mỹ.

Thứ tư, IS đã tuyên chiến với Nga, thế lực cực đoan có thể tiến hành tấn công khủng bố lấy Nga làm mục tiêu.

Hơn nữa, về lâu dài, để đánh cờ quốc tế cuối cùng phải dựa vào thực lực. Với thực lực kinh tế hiện nay của Nga, cuộc không kích này có thể duy trì bao lâu?

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma quốc gia Nga, Alexei Pushkov tuyên bố, hành động quân sự của Nga ở Syria có thể sẽ kéo dài 3 - 4 tháng. Vậy sau đó thì sao?

Bất kể như thế nào, Syria hiện nay đã lại trở thành một “mắt bão” của Trung Đông và toàn thế giới, trong khi đó, người mở chiếc nắp này ra chính là quả bom đầu tiên Nga ném trong lãnh thổ Syria vào ngày 30 tháng 9. Nhiều người chơi đã tham gia, xem họ sẽ kết thúc như thế nào.

Nga không kích IS ở Syria
Nga không kích IS ở Syria
Việt Dũng