Phương pháp bắn 3 điểm – sáng tạo độc đáo của bộ đội tên lửa Việt Nam

13/05/2012 09:12
Theo QĐND
Đơn vị đang triển khai chiến đấu tại trận địa Bãi Trám, xã Uy Nỗ, huyện Cổ Loa, Hà Nội có nhiệm vụ bảo vệ phía Bắc, Tây Bắc Thủ đô.
Những cơn nắng nóng đầu mùa đưa ta về với những ngày mùa hè nóng bỏng năm 1972, khi tôi là sĩ quan điều khiển của Tiểu đoàn Tên lửa Phòng không (TLPK), Trung đoàn TLPK 261 thuộc Sư đoàn PK 361. Đơn vị đang triển khai chiến đấu tại trận địa Bãi Trám, xã Uy Nỗ, huyện Cổ Loa, Hà Nội có nhiệm vụ bảo vệ phía Bắc, Tây Bắc Thủ đô. Sau những thất bại ở các chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai tại miền Bắc. Từ ngày 16-4-1972, chúng bắt đầu huy động máy bay đánh phá ác liệt nhiều vùng, trong đó Hà Nội, Hải Phòng là những mục tiêu đầu tiên. Lực lượng phòng không nói chung, bộ đội tên lửa phòng không Hà Nội nói riêng đã nêu cao cảnh giác, kịp thời đánh trả các đợt tập kích của không quân địch, bảo vệ các mục tiêu được giao.
Đơn vị đang triển khai chiến đấu tại trận địa Bãi Trám, xã Uy Nỗ, huyện Cổ Loa, Hà Nội có nhiệm vụ bảo vệ phía Bắc, Tây Bắc Thủ đô.
Đơn vị đang triển khai chiến đấu tại trận địa Bãi Trám, xã Uy Nỗ, huyện Cổ Loa, Hà Nội có nhiệm vụ bảo vệ phía Bắc, Tây Bắc Thủ đô.
Sau hơn ba năm không giao chiến, không quân Mỹ đã có nhiều đổi mới về trang thiết bị gây nhiễu, vũ khí không đối đất và các thủ đoạn hoạt động, nên gây khá nhiều khó khăn cho các lực lượng tên lửa phòng không. Bằng chứng là sau hai tháng chiến đấu, lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng đã đánh nhiều trận, nhưng chưa có chiếc máy bay Mỹ nào bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái.
"Bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái" trở thành mục tiêu lớn nhất của các đơn vị. Là sĩ quan điều khiển trong tiểu đoàn TLPK, tôi phải chịu trách nhiệm rất lớn về kết quả chiến đấu của đơn vị. Một vấn đề nổi cộm lúc đó là cấp trên yêu cầu các đơn vị phải tập trung phát hiện tín hiệu máy bay địch trên nền nhiễu tạp để đánh bằng phương pháp bắn "đón nửa góc", cách đánh có xác suất diệt máy bay cao nhất của tên lửa SAM-2 lúc bấy giờ. Thực tế điều này ở tiểu đoàn chúng tôi không thực hiện được vì bộ khí tài của đơn vị đã cũ, lại bố trí trên hướng chủ yếu của trung đoàn nên khả năng phát hiện mục tiêu trên nền nhiễu tạp là rất khó khăn. Điều này đã được kiểm nghiệm trong các trận đánh trước, khi mục tiêu chỉ bị phát hiện ở cự li rất gần và không đủ điều kiện khai hỏa. Chính vì những khó khăn nêu trên, đơn vị đã thử phương pháp bắn “3 điểm” dựa trên bộ khí tài hiện có. Để đúc rút kinh nghiệm và cách thực hiện hiệu quả phương pháp tác chiến mới, các kíp chiến đấu đã tham khảo các thông tin về địch, kết hợp các quan sát thực tế trên màn hiện sóng và kính ngắm quang học. Sau nhiều khó khăn, kết quả đã “hé lộ”, khi chúng tôi nhận thấy việc bám sát chia đôi dải nhiễu như trước đây không còn phù hợp và sẽ khó tiêu diệt được máy bay địch. Vấn đề là trắc thủ hai góc phải bám sát dải nhiễu như thế nào để đưa máy bay địch vào đúng tâm cánh sóng thì mới có thể bám bắt và khai hỏa. Chúng tôi nghĩ tới phương án sử dụng trắc thủ quang học để chỉ chuẩn cho các trắc thủ tay quay xe điều khiển bám sát. Bộ khí tài TLPK SAM-2 sau khi đưa vào Việt Nam sử dụng, thông qua kinh nghiệm các trận đánh của bộ đội TLPK Việt Nam, từ năm 1968 các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành những cải tiến quan trọng để nâng cao khả năng chống nhiễu. Một trong những cải tiến đó là việc lắp thêm kính quang học PA - 00 trên nóc anten phương vị của xe thu phát. Thiết bị này được thiết kế để khi hai trắc thủ quang học bám sát chính xác vào một máy bay thì hai trắc thủ góc tà và phương vị của xe điều khiển cũng bám sát đúng vào chiếc máy bay đó, mặc dù trên màn hiện sóng là dải nhiễu tạp. Muốn làm được điều đó về kĩ thuật phải đảm bảo trục quang và trục điện của khí tài phải trùng nhau. Điều quan trọng quyết định cho việc đánh thắng mục tiêu gây nhiễu tạp thời gian này là các trắc thủ quang học phải " chỉ chuẩn " cho trắc thủ góc của xe điều khiển vị trí đặt điểm ngắm trên nền dải nhiễu trùng với vị trí máy bay địch ở trong không gian. Ngoài ra, đài radar P-12 của tiểu đoàn xác định chính xác cự li mục tiêu để chọn cự ly phóng đạn phù hợp. Kết quả “khổ luyện” của đơn vị đã thành công vào trận đánh lúc 9 giờ sáng 27-6-1972, tiểu đoàn TLPK 57 chúng tôi đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F-4 trên bầu trời Hà Nội. Xác máy bay rơi xuống huyện Thanh Trì. Đây là chiếc máy bay thứ 3700 của không quân Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc và là chiếc máy bay của không quân Mỹ đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái trên bầu trời Thủ đô. Liên tục trong tháng 7-1972 cũng bằng cách đánh trên, tiểu đoàn chúng tôi đã bắn rơi thêm 3 chiếc máy bay F-4 khác của không quân Mỹ.
Theo QĐND