"Qúa sớm để cảm nhận hơi ấm từ quan hệ Trung - Nhật"

16/10/2014 15:10
Bình Nguyên
(GDVN) - Hai láng giềng này sẽ khó có thể duy trì được trạng thái nói trên bởi quan trọng nhất giữa Trung Quốc và Nhật Bản không tồn tại “lòng tin chính trị”.

Trang Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 14/10/2014 có bài bình luận với tiêu đề "Qúa sớm để cảm nhận hơi ấm từ quan hệ Trung - Nhật" trong đó đề cập nhận định mặc dù gần đây giữa Tokyo và Bắc Kinh đã có những dấu hiệu tích cực nhưng không thể nói rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và ông Tập Cận Bình
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và ông Tập Cận Bình

Bài báo cho rằng gân đây quan hệ giữa Trung Quốc và láng giềng Nhật Bản đã có những dấu hiểu ổn định và ấm áp hơn. 

Điều này được thể hiện bằng việc nhiều cuộc tiếp xúc phi chính thức giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã được hai bên tiến hành.

Thêm vào đó, nhiều tháng gần đây, gần như không có thêm các vụ va chạm, xung đột nào liên quan đến tàu cá, tàu tuần tra và máy bay không quân  giữa hai nước trên vùng lãnh hải và không phận quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông nơi cả hai đối thủ láng giềng này đều tuyên bố có chủ quyền.

Tại Nhật Bản, dưới sức ép ở cả trong nước và hải ngoại, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dường như đang chuẩn bị cho một cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Trung Quốc là ông Tập Cận Bình nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới đây.

Năm ngoái, giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã chạm đến mức thấp hơn cả quan hệ thương mại Trung - Mỹ  và Trung Quốc - EU liên quan đến những căng thẳng xuất phát từ quần đảo Senkaku cũng như việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông.

Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc đã chạm con số kỷ lục chưa từng có. Điều này một phần khiến các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản gia tăng sức ép lên thủ tướng nước này trong việc nhanh chóng cải thiện quan hệ với láng giềng Trung Quốc.

Ở nước ngoài, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng gặp phải áp lực từ chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama vốn nhiều lần lên tiếng cảnh báo Tokyo hãy cải thiện quan hệ với TQ để ngăn ngừa nguy cơ xung đột bởi thực tế Washington chưa muốn đối diện với một cuộc xung đột với Trung Quốc vào thời điểm hiện tại, đặc biệt là liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông.

Abe's external pressure came from Washington as US president Barack Obama was unhappy to see Abe's delay in holding dialogue with Japan over the disputed Diaoyutai (Senkaku or Diaoyu) islands.

Thực tế này chứng minh, chính quyền Mỹ rất miễn cướng khi bị kéo vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và đồng minh Nhật Bản – quốc gia mà Mỹ có trách nhiệm bảo vệ như đã cam kết, thỏa thuận với Tokyo.

Tại Bắc Kinh, gần đây ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc cũng đã úp mở về một chính sách ngoại giao linh động hơn trong đó thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ với láng giềng Nhật Bản.

Một loạt các sự kiện có thể được xem là những dẫn chứng sinh động, đáng chú ý cho chính sách mới của Tập Cận Bình đã xuất hiện trong những tháng gần đây, đáng chú ý trong đó có cuộc gặp không chính thức với một đặc phái viên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là Yasuo Fukuda vào cuối tháng 7/2014.

Một số sự kiện khác cũng được các nhà quan sát cho rằng ông Tập Cận Bình đang theo đuổi một chính sách linh loạt hơn, tạm thời tìm cách sửa chữa quan hệ với những quốc gia láng giềng để đợi thời thực hiện tham vọng như:

Trung Quốc đã tiến hành đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 mà nước này đã triển khai trái phép, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; tăng cường quan hệ với Hàn QUốc, Ấn Độ, Mông Cổ trên lĩnh vực kinh tế; ngụ ý đón tiếp các nhân vật có ảnh hưởng như Dalai Lama và Đức giáo hoàng Pope Francis…

Tuy nhiên, về bản chất Bắc Kinh không di chuyển một cm nào về lập trường liên quan đến các vấn đề như: lợi ích cốt lõi, chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, thể chế chính trị và mục tiêu thống nhất hai bờ.

Đây là những trở ngại lớn nhất cho những nỗ lực chính sách của ông Tập Cận Bình và những điều này cũng phản ánh bản chất chỉ mang tính chất đối phó, tạm thời mà giới chức Bắc Kinh đưa ra để thực hiện được các tham vọng và mục tiêu của mình đối với khu vực

Gần đây, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã phản ứng lại tuyên bố của nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu nêu ra trong bài diễn văn nhân ngày quốc khánh Đài Loan trong đó ông Mã kêu gọi Trung Quốc nên tiến hành cải cách hiến pháp là dựa trên chiến lược ngoại giao “chơi bóng cứng bóng mềm cùng lúc” của Đài Bắc.

Phải khẳng định rằng gầy đây quan hệ Trung – Nhật đã có các dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, về cơ bản hai láng giềng này sẽ khó có thể duy trì được trạng thái nói trên bởi quan trọng nhất giữa Trung Quốc và Nhật Bản không tồn tại “lòng tin chính trị”.

Bắc Kinh hiện vẫn ở trạng thái dưới đáy của những hy vọng mở ra đàm phán hòa hoãn với Nhật Bản bởi Trung Quốc hiểu rằng rất khó để có thể tạo ra một tình huống cùng thắng để phát triển quan hệ song phương với Nhật Bản trong khi thực tế Bắc Kinh hoàn toàn không vui vẻ gì khi có thể đối mặt với các cuộc đụng độ quân sự quy mô lớn có thể xảy ra ở các vùng đảo mà các bên đang tranh nhau.

Bình Nguyên