Quân đội Nhân dân Việt Nam thử nghiệm quân phục mới?

16/02/2012 08:11
Theo Đất Việt
Qua một số hình ảnh, quân phục mới là kiểu áo khoác dài, vẫn được quen gọi theo tiếng Pháp là ba-đờ-xuy (pardessus) với vạt áo dài tới đầu gối
Theo báo Đất Việt, thời gian qua nhiều chiến sĩ cảnh vệ đã khoác quân phục chống rét mới khi làm nhiệm vụ.

Cũng theo nguồn tin của báo này, đây là mẫu quân phục chống rét mới (gọi tắt là "quân phục đông"), đang trong giai đoạn thử nghiệm, đánh giá. Viêc thử nghiệm được tiến hành hạn chế ở một số đơn vị quân đội.

Qua một số hình ảnh, quân phục mới là kiểu áo khoác dài, vẫn được quen gọi theo tiếng Pháp là ba-đờ-xuy (pardessus) với vạt áo dài tới đầu gối, cổ áo bẻ thường, cách gắn phù hiệu, cấp hiệu như trước đây.

Cùng với quân phục mới, khi làm nhiệm vụ, chiến sĩ cảnh vệ vẫn đeo súng AK-47 báng gấp, đội mũ kê-pi K08, dây lưng và dây đai không thay đổi so với trước.

Thông thường, quân phục đông được mặc từ 1/11 năm trước tới 1/4 năm sau, có khoảng thời gian điều chỉnh theo thời tiết là 15 ngày.

Cũng theo nguồn tin, không chỉ các chiến sĩ cảnh vệ mà sĩ quan cấp đại tá trở lên sẽ được phát quân phục đông mới trong thời gian tới.
Các chiến sĩ cảnh vệ mặc quân phục chống rét mới.
Các chiến sĩ cảnh vệ mặc quân phục chống rét mới.
Quân phục chống rét mới nhìn từ phía sau.
Quân phục chống rét mới nhìn từ phía sau.
Chiến sĩ cảnh vệ ở Quân chủng Phòng không - Không quân với trang phục mới. Ảnh: Infonet
Chiến sĩ cảnh vệ ở Quân chủng Phòng không - Không quân với trang phục mới. Ảnh: Infonet
Trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (xuất bản năm 2004) chưa có hình ảnh quân phục mới.
Trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (xuất bản năm 2004) chưa có hình ảnh quân phục mới.
Mẫu quân phục chống rét của lục quân K-82, được thiết kế thử nghiệm từ năm 1982.
Mẫu quân phục chống rét của lục quân K-82, được thiết kế thử nghiệm từ năm 1982.
Quân phục đông của Quân đội Nga (với vạt áo dài quá đầu gối).
Quân phục đông của Quân đội Nga (với vạt áo dài quá đầu gối).
Binh sĩ Trung Quốc mặc quân phục đông khi làm nhiệm vụ.
Binh sĩ Trung Quốc mặc quân phục đông khi làm nhiệm vụ.
Binh sĩ hai miền Triều Tiên mặc quân phục đông. Vạt áo quân phục đông của các nước tư bản thường dài chưa tới đầu gối, ngắn hơn nhiều so với các bộ quân phục trong lịch sử.
Binh sĩ hai miền Triều Tiên mặc quân phục đông. Vạt áo quân phục đông của các nước tư bản thường dài chưa tới đầu gối, ngắn hơn nhiều so với các bộ quân phục trong lịch sử.
Những năm gần đây, trang phục của bộ đội được chú trọng cải tiến, thay đổi nhiều hơn. Trong đó, chức năng công thái học được chú ý không kém yếu tố thẩm mĩ, thời trang. Trong ảnh, bộ đội đặc công mặc quân phục mới, được đánh giá là thoáng mát hơn, khi luyện tập diễu binh chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Những năm gần đây, trang phục của bộ đội được chú trọng cải tiến, thay đổi nhiều hơn. Trong đó, chức năng công thái học được chú ý không kém yếu tố thẩm mĩ, thời trang. Trong ảnh, bộ đội đặc công mặc quân phục mới, được đánh giá là thoáng mát hơn, khi luyện tập diễu binh chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Các học viên trường Sĩ quan Lục quân 1 mặc lễ phục trong buổi hợp luyện hồi tháng 9-10/2010. Trang phục của những người lính bộ đội Cụ Hồ luôn được nhân dân quan tâm, theo dõi.
Các học viên trường Sĩ quan Lục quân 1 mặc lễ phục trong buổi hợp luyện hồi tháng 9-10/2010. Trang phục của những người lính bộ đội Cụ Hồ luôn được nhân dân quan tâm, theo dõi.
Theo Đất Việt