Trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển

06/08/2011 14:21
Nhiệm vụ quan trọng của lực lượng phòng thủ bờ biển của một quốc gia là tác chiến chống đổ bộ bờ biển của quân đội đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, các cảng quân sự.

Nhiệm vụ quan trọng của lực lượng phòng thủ bờ biển của một quốc gia là tác chiến chống đổ bộ bờ biển của quân đội đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, các cảng quân sự.

Lực lượng phòng thủ bờ biển còn bảo đảm hiệp đồng tác chiến, yểm trợ và chi viện hỏa lực cho những lực lượng khác trên biển, đảo, trên không và đất liền; tạo các ưu thế quân sự trước đối phương. Vai trò của lực lượng phòng thủ bờ biển ngày càng trở nên quan trọng, do đó quân đội ngày càng chú ý phát triển và đầu tư trang bị vũ khí, khí tài ngày càng hiện đại.
 

Bảo quản vũ khí, khí tài của hệ thống tên lửa bờ ở Đoàn 679 (Quân chủng Hải quân). Ảnh: Xuân Giang.
Bảo quản vũ khí, khí tài của hệ thống tên lửa bờ ở Đoàn 679
(Quân chủng Hải quân). Ảnh: Xuân Giang.

Với chức năng điều khiển hỏa lực của lực lượng phòng thủ bờ biển, các hệ thống quan sát phát hiện chỉ thị mục tiêu, các hệ thống điều khiển hỏa lực, các hệ thống thông tin liên lạc thường bao gồm các trung tâm chỉ huy bờ biển, các trung tâm điều khiển và thông tin liên lạc, các đài ra-đa, các hệ thống trinh sát quang-điện tử, ca-mê-ra quan sát, các thiết bị thủy âm phát hiện và bám sát mục tiêu.

Hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực Stina của Thụy Điển có khả năng phát hiện, bám sát các mục tiêu trong vùng biển đảm nhiệm và truyền, chỉ thị các dữ liệu mục tiêu về các sở, các trung tâm chỉ huy. Thành phần chính của hệ thống Stina là các trung tâm chỉ huy, trang thiết bị phát hiện (chủ yếu là các đài ra-đa bờ, ra-đa trên boong tàu và trên khoang máy bay) và các trang thiết bị thông tin liên lạc.

Mỗi hệ thống gồm các trung tâm chỉ huy chính và ngầm dưới mặt đất, sở chỉ huy của căn cứ hải quân, 3 đến 6 đài ra-đa bờ, tàu chiến nổi và không quân đối hải. Nhờ đó cho phép sĩ quan chỉ huy nhanh chóng đưa ra quyết định tối ưu về sử dụng lực lượng.
Bảo quản vũ khí, khí tài của hệ thống tên lửa bờ ở Đoàn 679 (Quân chủng Hải quân). Ảnh: Xuân Giang.

Hệ thống Stina 9CSI-600 của quân đội các nước NATO có khả năng bám sát đồng thời đến 400 mục tiêu, trong đó 200 mục tiêu là tự động.

Các trung tâm chỉ huy và các hệ thống đều có khả năng trao đổi thông tin dưới dạng số, cho phép truyền và trao đổi dữ liệu về các mục tiêu, khi các mục tiêu này di chuyển tới vùng lãnh hải do các đơn vị khác kiểm soát.

Dữ liệu được đưa vào các hệ thống điều khiển tự động hóa (ACY) của lực lượng phòng thủ bờ của từng khu vực, sau đó được đưa đến hệ thống điều khiển hỏa lực của các phân đội tên lửa và pháo binh phòng thủ bờ biển.

Các hệ thống điều khiển hỏa lực 9KA-100 Cobra, Art-728, 9KA-500 Cardinal, Art- 727 của Thụy Điển; 9KA-400 Caste của Na Uy được xem là tốt nhất hiện nay. Trong thời gian tới, lực lượng phòng thủ bờ biển Thụy Điển được trang bị hệ thống ACY cơ động Lirca, trong đó có nhiều thiết bị thành phần do Mỹ sản xuất. Các lữ đoàn phòng thủ bờ của quân đội các nước khối NATO đã được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa ACY Streama.

Hệ thống được bố trí trên 3 xe bọc thép Movac loại 10x10 bánh do Thụy Điển sản xuất, trên xe lắp các hệ thống khí tài phục vụ chỉ huy, tham mưu; đài ra-đa phát hiện mục tiêu trên biển và trên không Art KA-740 và hệ thống điều khiển hỏa lực. Cả 3 xe đều được trang bị súng máy 7,62mm, đồng thời có biên đội 3 xe bọc thép Movac loại 8x8 bánh để bảo vệ trung tâm chỉ huy của hệ thống ACY.

Trong các hệ thống quan sát và điều khiển của lực lượng phòng thủ bờ biển thường có các đài ra-đa cố định và cơ động, phát hiện các mục tiêu trên mặt nước và các mục tiêu bay thấp. Điển hình như các đài ra-đa Volmech, Guard Men, CDR 430, S706, S181 OCD của Quân đội Hoàng gia Anh); Pluto, Fancol, RAT-8S (I-ta-li-a); TRS3480, Tiger (Pháp); AN/FPS-109, AN/TPS-31 (Mỹ)...

Các đài ra-đa bờ có khả năng phát hiện mục tiêu trên biển ở cự ly đến 4km và các mục tiêu bay thấp trên không ở cự ly từ 1000m đến 150km. Ra-đa cơ động CDR 430 của Anh có khả năng phát hiện những mục tiêu có kích thước nhỏ trên biển và trên không và có thể được sử dụng như một ra-đa điều khiển hỏa lực. Vị trí điều khiển của đài được bố trí trên xe ô tô tải, còn ăng-ten, các thiết bị máy phát, máy thu được bố trí trên moóc kéo.

Xe điều khiển có thể đặt cách moóc kéo đến 1000m. Ra-đa Pointer của Đan Mạch nặng 228kg, bố trí trong công-ten-tơ và kíp chiến đấu 3 người, đài có thể triển khai từ trạng thái hành quân vào trạng thái chiến đấu trong 10 phút và được vận chuyển bằng máy bay C-130.

Trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp giữa ra-đa và các hệ thống quang-điện tử cho lực lượng phòng thủ bờ biển ngày càng phổ biến. Na Uy đã trang bị các hệ thống điều khiển hỏa lực 9KA-400 MkZ Castel, trong đó có đài ra-đa 9KR-400 Condor, ca-mê-ra vô tuyến và máy đo xa la-de.

Thụy Điển trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp 9KA-500 Cardinal và hệ thống quang-điện tử 9KA-100 Cobra. Các hệ thống này tích hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực quang-điện tử của lực lượng tên lửa phòng không tạo nên sức mạnh chiến đấu và phòng thủ cao, hiệu quả.

Trung tâm chỉ huy của các phân đội hỏa lực thường được bố trí cách bờ biển từ 3 đến 6km, còn các hệ thống điều khiển hỏa lực của chúng được bố trí ngay sát bờ hoặc trên các đảo gần bờ.

Lực lượng phòng thủ bờ biển quân đội các nước còn được trang bị đài thủy âm chuyên dụng để kiểm soát các mục tiêu ngầm tại những căn cứ hải quân và vùng lãnh hải cần giám sát như các bến neo đậu tàu, các giàn khoan dầu khí…, nhằm nâng cao khả năng tác chiến đồng bộ từ bờ biển.

{iarelatednews articleid='9788,9814,9783,9766,9798,9657,9603,9755,9732,9375,9307,9310,9208,9200,9216,9211,8921,8829'}

Theo Quân Đội Nhân Dân

Trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển ảnh 2