Siêu máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ cũng “mắc bệnh”

22/07/2011 00:24
(GDVN) – Vào thời điểm này thì vẫn chưa thể xác định được khi nào F-22 mới có thể cất cánh trở lại.

(GDVN) – Mặc dù là siêu máy bay tiêm kích, máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới và hiện đã được biên chế tác chiến cho quân đội Mỹ, song F-22 Raptor vẫn bị “mắc bệnh” như những loại máy bay chiến đấu thông thường khác.

alt
Hỏng hóc của F-22 là đặc trưng của tất cả máy bay chiến đấu của
Mỹ. 

Theo chỉ lệnh của Lầu Năm Góc, trong suốt thời gian qua, kể từ khi bị mất một chiếc F-22 vào tháng 11/2010 trong quá trình bay huấn luyện ở bang Alaska, Mỹ không hề tiến hành thử nghiệm bay đối với F-22 Raptor được mệnh danh là “chim ăn thịt”.

Hiện nay, các chuyên gia của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ vẫn đang tích cực tiến hành nghiên cứu, kiểm tra lại tất cả các hệ thống trang bị trên máy bay F-22 để làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ mất tích trên.

Cho tới thời điểm này, vẫn chưa hề có bất cứ một kết luận chính thức nào được đưa ra. Tuy nhiên, nếu xét theo quy mô của cuộc điều tra này thì có thể đưa ra một kết luận rằng, hạn chế của F-22 là đặc trưng của tất cả các máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ.

alt
Mỹ ban lệnh cấm bay với F-22 kể từ khi bị mất một chiếc vào cuối
năm 2010.

Trước đó, cũng đã có nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó có lỗi kỹ thuật ở động cơ và hỏng hệ thống tạo dưỡng khí (OBOGS). Hiện nay, nhiều chuyên gia phân tích đều nghiêng về giả thiết hỏng hệ thống OBOGS.

Liên quan tới vụ tai nạn này, vào tháng 1/2011 Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra chỉ thị hạn chế tầm bay của F-22 xuống ở mức 7.600 m. Chỉ thị này cũng đồng thời được áp dụng đối với các máy bay chiến đấu khác của Không quân Mỹ có sử dụng hệ thống OBOGS.

Vấn đề là ở chỗ, ở tầm bay cao 15.000 m và hơn thế, phi công chỉ có tất cả 10 giây trước khi bị bất tỉnh nếu hệ thống cung cấp dưỡng khí bị ngừng hoạt động, tức là ôxy không cung cấp được vào mặt nạ dưỡng khí của phi công.

alt
Một trong những giả thiết cho sự mất tích của F-22 là do hỏng hệ
thống dưỡng khí.

Trong khoảng thời gian này không đủ để cho phi công có thể kịp hạ thấp tầm bay để có thể được bằng không khí thông thường. Như vậy, hoạt động ở độ cao 7.600 m là an toàn vì trong quá trình bay nếu bị hỏng thiết bị cung cấp dưỡng khí, phi công vẫn đủ thời gian hạ thấp tầm bay xuống ở mức 5.400 m để có thể thở được mà không cần mặt nạ chuyên dụng.

Hiện nay, lệnh hạn chế tầm bay đã được dỡ bỏ đối với tất cả các loại máy bay chiến đấu khác trừ máy bay F-22 đã bị cấm bay từ tháng 5 vừa qua. Vào thời điểm này thì vẫn chưa thể xác định được khi nào F-22 mới có thể cất cánh trở lại.

{iarelatednews articleid='7042,7012,6763,6646,6620,1963,5826,6523,6517,6512,6510'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)

alt