Siêu tàu sân bay Ford sẽ giúp Mỹ duy trì ưu thế trên biển 50 năm tới

25/08/2013 10:35
Việt Dũng
(GDVN) - Tàu sân bay Mỹ có những cái "nhất" thế giới là: nhiều nhất, động cơ hạt nhân sớm nhất, lượng giãn nước lớn nhất, tiên tiến nhất...
Tàu sân bay USS Enterprise CVN 65 của Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Enterprise CVN 65 của Hải quân Mỹ

Tờ "Nhật báo công nghiệp quốc phòng" Mỹ vừa cho biết, Tiểu ban lực lượng trên biển thuộc Ủy ban lực lượng vũ trang Hạ viện Mỹ muốn đánh giá khả năng cắt giảm 11 biên đội tàu sân bay từ 11 hiện nay xuống còn 8-9.

Chủ tịch tiểu ban này, ông Randy Forbes ngày 12 tháng 8 gửi thư cho Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus, yêu cầu Ray Mabus trả lời những vấn đề có liên quan, để giúp hiểu rõ ảnh hưởng của sách lược này (giảm số lượng biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân xuống còn 8-9), cụ thể gồm có các biện pháp hải quân thực hiện mục tiêu cắt giảm và đánh giá thế nào về ảnh hưởng của sự điều chỉnh này đối với ngành đóng tàu và ngành sửa chữa tàu chiến. Tàu sân bay Mỹ chiếm nhiều "cái nhất tàu sân bay" của thế giới.

Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều tàu sân bay hiện có nhất trên thế giới hiện nay

Tàu sân bay Mỹ vốn có mệnh danh là "ngoại giao 90.000 tấn", tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay trên thực tế đã đạt 100.000 tấn. Những siêu tàu sân bay này là xương sống của Hải quân Mỹ, hạm đội mặt nước của Hải quân Mỹ hiện đại về cơ bản đều được thành lập và bố trí xung quanh tàu sân bay.

Cựu Tổng thống Mỹ Clinton từng nói: "Khi Washington nghe thấy khủng hoảng, câu hỏi đầu tiên trên miệng của mỗi cá nhân luôn là: cách tàu sân bay gần nhất ở đâu?". Thế kỷ 21 là thế kỷ của lực lượng trên không, trong khi đó tàu sân bay là căn cứ không quân trên biển di động, tầm quan trọng không cần nói cũng biết.

Trên thế giới hiện nay, Mỹ là quốc gia sở hữu tàu sân bay hiện có nhiều nhất. Hải quân Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay, luân phiên thực hiện nhiệm vụ ở các khu vực trên thế giới, tu sửa hoạc đại tu. Thường có 3 tàu sân bay triển khai ở các nơi trên thế giới, một chiếc đậu tại cảng chính, 2 chiếc khác trên đường rời cảng hoặc trở về cảng.

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln CVN-72 Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln CVN-72 Hải quân Mỹ

Trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, tàu sân bay chiếm vị trí cực kỳ quan trọng. Trên thực tế, quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay đã đủ mạnh đến mức không có đối thủ, trong tình hình này, quân Mỹ tiếp tục kiên trì đường lối hợp nhất trên biển-trên không, trên biển-trên đất liền, cho thấy Mỹ vẫn kiên trì tư tưởng "lấy biện pháp răn đe công nghệ dẫn trước tuyệt đối" để phát triển trang bị, càng cho thấy Hải quân Mỹ sẽ đi đến cùng con đường chuyển đổi công nghệ cao.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân sớm nhất thế giới - tàu sân bay lớp Enterprise

Trong giới Hải quân Mỹ, "con một" của tàu sân bay lớp Enterprise - tàu sân bay USS Enterprise luôn là tượng trưng cho lòng tự hào của họ. Với tính chất là chiếc tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo, thiết kế và chế tạo của nó có ảnh hưởng không thể phai mờ đối với tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ thứ hai lớp Nimitz của Mỹ, đồng thời đóng vai trò thúc đẩy quan trọng đối với chương trình phát triển tàu sân bay sau này của Mỹ.

Tàu sân bay USS Enterprise được khởi công vào ngày 4 tháng 2 năm 1958, hạ thủy năm 1960, chính thức hoàn thành đi vào hoạt động ngày 25 tháng 11 năm 1961. Năm 1964, tàu sân bay USS Enterprise đã tiến hành chạy vòng quanh Trái đất chưa từng có trong lịch sử, trên đường không cần tiếp dầu và tiếp tế lại, trải qua 64 ngày, tổng hành trình trên 30.000 hải lý, đã thể hiện đầy đủ năng lực chạy liên tục to lớn của động cơ hạt nhân.

Từ năm 1979 đến tháng 3 năm 1982, tàu sân bay USS Enterprise đã tiến hành cải tạo hiện đại hóa và tiếp tế nhiên liệu, tiến hành bố trí lại kiến trúc kiểu đảo trên tàu, lắp thêm tên lửa hạm đối không Sea Sparrow. Mãi đến đầu thế kỷ 21, tàu sân bay USS Enterprise vẫn là một trong những chủ lực của Hải quân Mỹ.

Tàu sân bay USS Enterprise dài 342,3 m, đến nay vẫn là tàu chiến dài nhất trên thế giới; cao 76,2 m, đây cũng là một kỷ lục duy trì đến nay; dây cáp dài 1.006 km, ống thông gió dài tới 60 km; đường băng tàu USS Enterprise rộng 76,88 m, tổng diện tích 18.211,5 m2, trang bị 4 máy phóng hơi nước C-13; diện tích kho chứa máy bay là 20.066 m2, mang theo được trên 90 máy bay; có trên 3.500 khoang lớn nhỏ trên tàu, thủy thủ trên 5.000 người.

Hạm đội tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70, Hải quân Mỹ
Hạm đội tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70, Hải quân Mỹ

Tàu sân bay có lượng giãn nước lớn nhất thế giới - tàu sân bay lớp Nimitz

Lớp Nimitz là tàu sân bay có lượng giãn nước lớn nhất, mang máy bay nhiều nhất, mức độ hiện đại hóa cao nhất trên thế giới hiện nay, cũng là tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ thứ hai của Mỹ, kế tiếp tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Enterprise, đến nay đã chế tạo được 10 chiếc.

Tàu sân bay lớp Nimitz có lượng giãn nước đầy trên 100.000 tấn, dài 330 m, tốc độ trên 30 hải lý/giờ, có thể mang theo nhiều nhất gần 100 máy bay (trong tình hình thông thường chỉ mang theo 60-70 máy bay và máy bay trực thăng). Đặc biệt là tàu sân bay USS George Bush, do chế tạo muộn, nó đã sử dụng công nghệ tiên tiến hơn, mức độ hiện đại hóa cao hơn.

Khác với tàu sân bay lớp Constellation, lớp Kitty Hawk và lớp Enterprise, các tàu sân bay lớp Nimitz phần lớn lấy tên nhân vật để đặt tên, chiếc tàu sân bay lớp này đầu tiên được đặt tên là USS Nimitz, đây là tên một Thượng tướng 5 sao của Hải quân Mỹ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, còn những chiếc khác lần lượt được đặt tên là USS Dwight D. Eisenhower, USS USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt, USS Abraham Lincoln, USS George Washington, USS John C Stennis, USS Harry S. Truman, USS Ronald Reagan, USS George H.W. Bush.

Hải quân Mỹ sở dĩ có thể có được tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz phần lớn là do những nỗ lực của Thượng tướng Likeweier - "cha đẻ của tàu sân bay động cơ hạt nhân". Để nâng cao vị thế bá chủ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, tại Ủy ban trao quyền Quốc hội, ông đã thành công nắm được tính ưu việt của tàu sân bay động cơ hạt nhân, làm cho tàu sân bay lớp Nimitz từ năm 1967 bắt đầu được cấp ngân sách chế tạo.

Tàu sân bay USS George Washington Mỹ
Tàu sân bay USS George Washington Mỹ

Tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới - tàu sân bay lớp Ford

Từ lâu, tàu sân bay lớp Nimitz được coi là tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới. Nhưng, "vinh quang đặc biệt" của tàu sân bay tiên tiến nhất hiện nay lại thuộc về tàu sân bay tương lai thế kỷ 21 lớp Ford, tàu lớp này vốn được gọi là chương trình tàu sân bay tương lai CVN21, trong đó "21" có ý chỉ đây là thiết kế tàu sân bay đầu tiên sau khi bước vào thế kỷ 21.

Từ thiết kế tổng thể của tàu sân bay USS Gerald R. Ford, mục tiêu chế tạo tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ là không tiếc chi tiền khổng lồ theo đuổi tàu sân bay có hàm lượng công nghệ cao hơn, hình thành sức chiến đấu trên biển mạnh mẽ hơn. Từ vũ khí trang bị của tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể thấy, Mỹ kiên trì con đường kết hợp, hợp nhất trên biển-trên không, nhấn mạnh lấy "không" chế "hải", lấy "hải" hỗ trợ "không", kết hợp kiểm soát, hiệp đồng tấn công và phòng thủ.

Công tác chế tạo giai đoạn đầu tàu sân bay lớp Ford đầu tiên của Mỹ được bắt đầu từ năm 2005, trị giá hợp đồng này là 2,7 tỷ USD. Trong giai đoạn chế tạo đầu, nhà máy đã tiến hành đánh giá đối với phương án thiết kế và chế tạo trước khi hợp đồng chế tạo toàn bộ được trao, đồng thời đã áp dụng quá trình sản xuất mới và linh kiện mới cho tàu sân bay, những công việc này đã chuẩn bị tốt cho việc chế tạo, hạ thủy và bàn giao tàu sân bay mới.

Hiện nay, khoảng 1.200 đơn vị kết cấu của tàu sân bay mới này (chiếm khoảng 1/3 đơn vị kết cấu toàn bộ) đang chế tạo. Chi phí toàn bộ tàu USS Gerald R. Ford khoảng 11 tỷ USD, dự kiến thời gian bàn giao là năm 2015.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Mỹ (tưởng tượng)
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford Mỹ (tưởng tượng)

Có chuyên gia cho rằng, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể giúp Mỹ duy trì ưu thế trên biển trong 50 năm tới. Nhiều công nghệ cao mới sử dụng cho tàu USS Gerald R. Ford đã gây sự chú ý rất cao cho dư luận: những công nghệ cao then chốt như hệ thống phóng điện từ (trước đây đều là phóng hơi nước), lò phản ứng hạt nhân hợp nhất công suất lớn mới (trước đây Mỹ là động cơ hạt nhân lò phản ứng PWR42W, các nước khác phần lớn là động cơ hỗn hợp tua bin khí), hệ thống phân phối điện lực mới (tàu chiến được đẩy hoàn toàn bằng điện), radar mảng pha quét điện tử chủ động, máy bay chiến đấu F-35, hệ thống phòng thủ laser...

Do tàu sân bay lớp Ford sẽ chuyển đổi từ máy phóng hơi nước sang máy phóng điện từ, vì vậy tỷ lệ điều động của vũ khí hàng không trên tàu lớp này sẽ cao hơn tàu sân bay lớp Nimitz. Ngoài ra, đường băng tàu sân bay lớp Ford cũng lớn hơn so với tàu lớp Nimitz, có khoảng 1,86 ha không gian dùng được. Nhưng, kích cỡ cơ bản của tàu lớp này sẽ không thay đổi, điều này có nghĩa là tàu sân bay mới cũng có thể sử dụng cơ sở bến tàu có quy mô tương đồng như tàu lớp Nimitz sử dụng.

Ngoài ra, tàu sân bay USS Gerald R. Ford trang bị những vũ khí sáng tạo mới như pháo ray điện, laser năng lượng cao và liên đội hàng không phối thuộc: 44 máy bay tấn công (F/A-18E/F, F-35 Lightning II), 5 máy bay tấn công EA-18G Growler, 5 máy bay cảnh báo sớm E-2D, 11 máy bay trực thăng MH-60R/S và máy bay không người lái X-47B, do đó, có thể thấy, tàu sân bay USS Gerald R. Ford là tàu sân bay điển hình lấy "công" làm chính, tấn công kiêm phòng thủ, hợp nhất trên không-trên biển.

Được biết, là phiên bản kế tục tàu sân bay lớp Nimitz thời kỳ giữa và cuối của thế kỷ 21, Hải quân Mỹ có kế hoạch chế tạo 11 tàu sân bay lớp Ford, công tác chế tạo 11 tàu sân bay này sẽ kéo dài đến năm 2058.

Tàu sân bay USS George H.W. Bush CVN-77 Mỹ
Tàu sân bay USS George H.W. Bush CVN-77 Mỹ
Tàu sân bay USS Harry S. Truman Mỹ
Tàu sân bay USS Harry S. Truman Mỹ
Tàu sân bay USS John C Stennis CVN-74 Mỹ
Tàu sân bay USS John C Stennis CVN-74 Mỹ
Tàu sân bay USS Nimitz CVN-68 Mỹ
Tàu sân bay USS Nimitz CVN-68 Mỹ
Tàu sân bay Ronald Reagan CVN-76 Mỹ
Tàu sân bay Ronald Reagan CVN-76 Mỹ
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng