Sự tham lam, trắng trợn của TQ thể hiện rất rõ ở Trường Sa

19/09/2014 06:41
Đông Bình
(GDVN) - Lầu Năm Góc cho rằng, khả năng Trung Quốc xây mục tiêu quân sự trên đảo rất thấp, vì có thể trở thành bia ngắm, bị tên lửa Việt Nam tiêu diệt dễ dàng.
Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)
Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)

Trang mạng quân sự sina dẫn tờ tạp chí "Chuyên gia" Nga ngày 17 tháng 9 đưa tin, cơ quan tình báo Mỹ và các nước châu Á đang theo dõi rất chặt chẽ nhất cử nhất động của tàu nạo vét siêu lớn Thiên Kình của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Chiếc tàu nạo vét này có thể trực tiếp "chia lại" bản đồ và biên giới Biển Đông, hơn nữa có thể hoạt động cả ngày đêm 24/24 mà không ngừng nghỉ.

Thông tin thu được bằng hình ảnh trên không mới nhất cho thấy, tàu nạo vét Trung Quốc hiện đang ra sức làm việc (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), trong khi đó, quần đảo Trường Sa là vật cản của quan hệ giữa Trung Quốc với vài nước láng giềng châu Á, bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Trung Quốc đang sử dụng tàu nạo vét nhanh chóng biến đá ngầm nhỏ không người ở thành đảo nhân tạo, sau đó có thể xây dựng công trình, công sự, doanh nghiệp, thậm chí sân bay cỡ nhỏ (những hoạt động này đều là bất hợp pháp).

Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn BBC)
Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn BBC)

Hiện nay, tàu nạo vét Trung Quốc đang hoạt động (bất hợp pháp) ở 6 đá ngầm của quần đảo Trường Sa. Chuyên gia an ninh cho rằng, Trung Quốc sử dụng tàu nạo vét Thiên Kình nạo vét bùn cát từ đáy biển để xây đảo, tăng cường số lượng đảo, có tham vọng rất lớn, hơn nữa có tính chất khiêu khích rõ ràng. Trong bối cảnh của tình hình căng thẳng khu vực Biển Đông, bất cứ tia lửa yếu ớt nào đều đủ để gây ra một cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng.

Hiệu suất hoạt động của tàu nạo vét Trung Quốc cũng gây ấn tượng, nó mỗi giờ có thể nạo vét được 4.500 m3 đất cát, hiệu suất này đủ để làm cho nó biến 5 đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thành thứ mà mọi người hầu như không nhận ra chỉ trong vòng 10 tháng. 

Hình ảnh, thông tin mới nhất cho thấy, Bắc Kinh dựa vào tàu nạo vét cỡ lớn 127 m này, chỉ trong vòng 3 tháng gần đây, đã làm cho 2 đá ngầm ở quần đảo Trường Sa đạt tới trạng thái có thể khởi công xây dựng.

Hoạt động của tàu nạo vét siêu lớn Thiên Kình Trung Quốc ở đá Chữ Thập, khu vực chiến lược quan trọng càng làm cho các nước láng giềng rất bất an, bởi vì rất nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng đều đi qua đây.

Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)
Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)

Lầu Năm Góc cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, khả năng Trung Quốc xây dựng mục tiêu quân sự trên đảo rất thấp, bởi vì chúng có thể trở thành bia ngắm dễ bị phá hủy, có thể bị tên lửa của Quân đội Việt Nam tiêu diệt mà không hề mất công.

Nhưng, Lầu Năm Góc cũng hiểu rất rõ, cho dù là kế hoạch xây dựng cảng nhỏ hay đường băng cất hạ cánh máy bay hạng nhẹ cũng có thể là một phần của kế hoạch lâu dài xây dựng khu tuần tra hoặc khu phòng không của Trung Quốc ở khu vực này.

Rất nhiều nhà quan sát và chuyên gia cho rằng, đảo hiện đang "lớn về sinh lý" chủ yếu dùng để tăng cường yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với khu vực này, trong khi đó, Trung Quốc đói khát về tài nguyên khoảng sản và khu vực trọng yếu chiến lược có thể sẽ gây ra xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Khả năng tình hình khu vực phát triển theo kịch bản này tương đối cao.

Tháng 5 năm 2014, hoạt động (bất hợp pháp) của giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc ở "khu vực tranh chấp với Việt Nam" (thực chất là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có tranh chấp) đã gây ra làn sóng chống Trung Quốc quy mô lớn ở Việt Nam, lực lượng và quy mô của làn sóng này thậm chí khiến cho Bắc Kinh khiếp sợ.

Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)
Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)

Philippines, nước đang chiếm vài đảo ở quần đảo Trường Sa, thường xảy ra "tranh chấp lãnh thổ" với Trung Quốc, thường làm cho quan hệ hai nước Trung Quốc-Philippines trở nên gay gắt. 

Mặt khác, đá Gạc Ma ngay từ năm 1988 đã trở thành địa điểm xung đột giữa tàu chiến Trung Quốc và Việt Nam (Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam), khi đó đã có  64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh.

Bài báo cho rằng, Philippines cũng mạnh mẽ phản đối yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên trì "lập trường truyền thống" của họ, (lừa đảo) cho rằng "không có bất cứ tranh chấp chủ quyền đảo nào" ở khu vực Biển Đông, những đảo này luôn là "lãnh thổ cố hữu" của Trung Quốc, "chưa bao giờ thuộc về nước khác" (cái này Bắc Kinh nên học lại lịch sử).

Theo bài báo, quan chức ngoại giao nhiều nước ở Trung Quốc cho rằng, hoạt động (bất hợp pháp) của tàu nạo vét Trung quốc ở Biển Đông có thể là một loại "thử nghiệm".

Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)
Trung Quốc đang "biến đá thành đảo" bất hợp pháp ở đá Gạc Ma (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014)
Đông Bình