Sức mạnh lực lượng không quân trên tàu sân bay Mỹ

03/06/2011 00:00
(GDVN)- Không quân trên tàu sân bay là lực lượng tấn công quan trọng nhất của không quân hải quân với biên chế tác chiến khoảng 1.117 máy bay.

(GDVN) -  Không quân trên tàu sân bay là lực lượng tấn công quan trọng nhất của không quân hải quân với biên chế tác chiến khoảng 1.117 máy bay/máy bay trực thăng duy trì tác chiến thường xuyên và 70 chiếc dự bị.

Ngoài ra, còn có 182 máy bay tiêm-cường kích và 24 máy bay tác chiến vô tuyến điện tử (dự bị 48 chiếc) của lực lượng không quân lính thuỷ đánh bộ cũng có thể được sử dụng trên tàu sân bay khi cần thiết.

Về mặt cơ cấu tổ chức biên chế, các phi đội máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của không quân trên tàu sân bay sẽ đưa vào biên chế trong liên đội không quân lực lượng không quân hải quân các Hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

alt
Lực lượng không quân tác chiến thường xuyên trên tàu sân bay
Mỹ thường gồm 1.117 máy bay/máy bay trực thăng các loại.

Loại máy bay hiện đại nhất trên tàu sân bay Mỹ hiện nay chính là F-35C và F-35B Lightning-2 có khả năng cất cánh trong thời gian ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, được thiết kế, chế tạo trong khuôn khổ chương trình JSF.

Chương trình này tập trung vào nghiên cứu, chế tạo hai phiên bản máy bay chiến đấu chủ yếu là phiên bản trên boong (CV) và phiên bản cất cánh trong thời gian ngắn và hạ cánh thẳng đứng (cho lực lượng lính thủy đánh bộ).

Mỹ dự kiến trong thời gian tới sẽ mua 480 máy bay mới cho Hải quân và lính thuỷ đánh bộ để thay thế phiên bản máy bay tiêm-cường kích F/A-18 Hornet biến thể cũ và máy bay cường kích AV-8B Harrier.

alt
F-35 Lightning II là loại máy bay tiêm kích hiện đại nhất trên tàu
sân bay Mỹ hiện nay.
 Đồng thời, Mỹ cũng sẽ tiếp tục mua thêm máy bay tiêm-cường kích F/A-18 Super Hornet mới với hai biến thể - 1 chỗ ngồi F/A-18E (260 chiếc) và hai chỗ ngồi F/A-18F (288 chiếc) để thay thế cho loại máy bay F/A-18C/D hiện vẫn đang biên chế trên tàu sân bay, không quân hải quân và lính thuỷ đánh bộ vào năm 2015.

Bên cạnh đó, trên phiên bản máy bay tiêm-cường kích F/A-18F Glowler Mỹ còn nghiên cứu, chế tạo ra loại máy bay tác chiến vô tuyến điện tử thế hệ mới EF-18G để trang bị và biên chế trên tàu sân bay.

Bên cạnh đó, Mỹ còn dự định sẽ bổ sung thêm 165 máy bay phát hiện mục tiêu từ xa bằng radar loại E-2D Super Hawkeye vào năm 2015 để thay thế hoàn toàn máy bay tác chiến vô tuyến điện tử EA-6B Prowler và máy bay cùng loại E-2C Hawkeye.

Không chỉ máy bay tiêm-cường kích, máy bay trinh sát từ xa bằng radar, máy bay tác chiến điện tử, Mỹ còn chú trọng đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa hàng loạt máy bay trực thăng trang bị trên tàu sân bay.

alt
Máy bay phát hiện mục tiêu từ xa bằng radar E-2D Super Hawkeye.

Dự kiến, trước năm 2012 Mỹ sẽ sở hữu khoảng 237 máy bay trực thăng tác chiến MH-60S Night Hawk, trong đó 96 chiếc đã được cung cấp và đưa vào biên chế cho 10 phi đội thuộc các biên đội không quân của Hạm đội Thái Bình Dương và Đại Tây Dương – bảng 5).

Máy bay trực thăng MH-60S sẽ được sử dụng để thay thế hàng loạt máy bay trực thăng vận tải quân sự (CH-46, HH-1N, UH-3H, HH-60H và có thể là cả máy bay trực thăng quét mìn MH-53E) đang được biên chế trong lực lượng không quân bảo đảm hải quân.

Năm 2015 trong biên chế của lực lượng không quân hải quân sẽ được bổ sung thêm 254 máy bay trực thăng đa năng MH-60R Strike Hawk để thay thế cho loại máy bay trực thăng săn ngầm SH-60FSH-60B và máy bay trực thăng bảo đảm tác chiến HH-60H. Hiện nay, mới chỉ có 12 chiếc máy bay MH-60R được đưa vào biên chế cho phi đội huấn luyện tác chiến số 41 thuộc lực lượng không quân Hạm đội Thái Bình Dương.

Việc Mỹ đưa vào biên chế trang bị thêm các loại máy bay trực thăng MH-60R và MH-60S sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng khả năng tác chiến cho lực lượng trực thăng trên tàu sân bay khi giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, đồng thời cũng góp phần làm giảm đáng kể chủng loại máy bay trực thăng biên chế trên tàu sân bay.

alt
Máy bay trực thăng đa nhiệm MH-60R Strike Hawk.

Phân tích chương trình nâng cấp và hoàn thiện các loại máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của lực lượng không quân hải quân Mỹ biên chế trên tàu sân bay có thể nhận thấy, trong tương lai gần sẽ không có sự thay đổi đặc biệt cả về số lượng máy bay lẫn đội hình tác chiến.

Tuy nhiên, loại hình máy bay thì sẽ được thay đổi đáng kể. Cụ thể, 80% máy bay chiến đấu và gần như 100% máy bay trực thăng biên chế trên tàu sân bay sẽ được nâng cấp hoặc trang bị mới.

Theo tính toán, việc Mỹ đưa vào biên chế trên tàu sân bay các loại máy bay chiến đấu hiện đại trang bị thiết bị vô tuyến điện tử thế hệ mới và vũ khí có độ chính xác cao sẽ góp phần nâng cao đáng kể khả năng tấn công, tiêu diệt cụm mục tiêu trong mỗi lần xuất kích.

Thậm chí, ngay cả máy bay tác chiến điện tử cũng sẽ không chỉ chế áp các phương tiện và hệ thống vô tuyến điện tử của đối phương mà khi cần thiết cũng có thể tiêu diệt các hệ thống này bằng bom-tên lửa tự chế.

{iarelatednews articleid='3129,3118,3032,2963,2874,2878,2839'}

Còn nữa…

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)