TQ đang cố gắng nghiên cứu J-10C lấp khoảng trống thế hệ 3+

18/12/2013 14:20
Đông Bình (nguồn mạng sina Trung Quốc)
(GDVN) - Sau năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu cải tiến thế hệ thứ ba đại diện là J-10C và J-15B, đang đàm phán mua Su-35.
Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-10B phiên bản sản xuất hàng loạt Trung Quốc

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 16 tháng 12 có bài viết nhan đề “Máy bay chiến đấu thế hệ 3+ Trung Quốc lạc hậu xa so với Âu-Mỹ, sẽ lấy J-10C bổ sung”.

Bài viết cho rằng, hiện nay, trên thế giới trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư chỉ có Mỹ, Anh và Hà Lan, còn hình thành sức chiến đấu chỉ có Mỹ.

Trong khi đó, máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba của các nước bắt đầu được nghiên cứu chế tạo từ thập niên 90 của thế kỷ trước, đến khoảng năm 2000 bắt đầu lần lượt trang bị, máy bay chiến đấu thế hệ 3+ nước ngoài cơ bản đã hình thành 2 thê đội:

Thê đội 1 là các nước tiên tiến Âu-Mỹ nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 3+, thời gian trang bị cơ bản bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2004, chẳng hạn máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của quân Mỹ bàn giao sử dụng vào năm 1999, máy bay chiến đấu Rafale-M Pháp chính thức hoạt động trong Hải quân Pháp vào năm 2002, máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu bắt đầu lần lượt bàn giao cho Không quân Đức, Không quân Italia, Không quân Anh và Không quân Tây Ban Nha từ tháng 8 năm 2003.

Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ

Thê đội 2 bắt đầu từ năm 2005 đến nay, chủ yếu là một số quốc gia khu vực có thực lực mua sắm được, đã lần lượt nhận được máy bay chiến đấu thế hệ 3+, trong đó các nước láng giềng Trung Quốc sau năm 2005 bắt đầu lần lượt trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 3+.

Bắt đầu từ năm 2005, Không quân Hàn Quốc lần lượt nhận được hơn 60 máy bay chiến đấu F-15K, còn Singapore vào năm 2008 đã trang bị máy bay chiến đấu F-15SG, Australia vào năm 2009 đã trang bị máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet.

Trong cùng thời kỳ, Ấn Độ và Malaysia đã lần lượt trang bị máy bay chiến đấu Su-30MKI và Su-30MKM. Cuối cùng, bắt đầu từ năm 2012, Nga sẽ lần lượt triển khai máy bay chiến đấu Su-30SM và Su-35 ở xung quanh Trung Quốc.

Hiện nay, hiện nay có trên thế giới có khoảng 25 nước trang bị máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba, số lượng trang bị khoảng 2.050-2.190 chiếc, trong đó Mỹ chiếm khoảng 70%.

Có thể thấy, máy bay chiến đấu thế hệ 3+ vẫn là chủ lực của Không quân Mỹ và không quân các nước tiên tiến thế giới trong một khoảng thời gian tương lai.

Máy bay chiến đấu Su-30SM Nga
Máy bay chiến đấu Su-30SM Nga

So với các nước trên thế giới, thời gian Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 3+ chậm hơn nhiều, sau năm 2006 mới bắt đầu lập chương trình nghiên cứu chế tạo, một số chương trình thậm chí tới khoảng năm 2008 mới bắt đầu lập chương trình.

Nói chung, máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ 3+ của Trung Quốc lạc hậu hơn các nước tiên tiến Âu-Mỹ 12-15 năm, lô máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba đầu tiên lấy J-10B và J-16 làm chính sẽ bàn giao cho Quân đội Trung Quốc vào đầu năm 2014, chậm hơn Mỹ 15 năm, châu Âu 12 năm, chậm hơn các nước xung quanh 6-9 năm.

Căn cứ vào chương trình phát triển trang bị Không quân Trung Quốc và yêu cầu của Quy hoạch phát triển “5 năm lần thứ 12”, đến năm 2015, hai loại máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba của Trung Quốc phải hình thành sức chiến đấu, phi đội phải có quy mô ban đầu; đến năm 2020, phải hình thành cơ cấu phi đội với máy bay chiến đấu thế hệ 3+ là chủ lực, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư là lực lượng đột kích.

Theo quy hoạch này, hiện nay, cường độ làm việc để trang bị máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ 3+ cho Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc là rất lớn.

Máy bay chiến đấu F-15SG do Mỹ chế tạo, Singapore mua
Máy bay chiến đấu F-15SG do Mỹ chế tạo, Singapore mua

Để nâng cao xây dựng năng lực đối kháng không chiến, sau năm 2010, Không quân Trung Quốc lần lượt bắt đầu nghiên cứu chế tạo lô thứ hai máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba, trong đó lấy J-10C và J-15B làm chính, để khắc phục điểm yếu và khả năng không chiến, kế hoạch nhập khẩu Su-35 bắt đầu từ năm 2003 cũng đã bước vào giai đoạn đàm phán thực chất.

Máy bay chiến đấu J-10C là “phiên bản cải tiến sâu sắc” nâng cao tổng thể về điện tử hàng không trên nền tảng của máy bay chiến đấu J-10B, hệ thống điện tử hàng không của nó hoàn toàn dựa vào tiêu chuẩn của máy bay thế hệ thứ tư J-20 để nghiên cứu chế tạo, radar mảng pha quét điện tử chủ động mới thế hệ thứ hai của nó cũng ưu việt hơn nhiều sản phẩm thế hệ thứ nhất.

Trình độ điện tử hàng không tổng thể của nó đã “tương đương” với phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu Typhoon và Rafale, một số tính năng còn “ưu việt” hơn máy bay châu Âu.

Máy bay chiến đấu J-15B được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay chiến đấu J-15A (loại máy bay trang bị cho tàu sân bay, đã được sản xuất hàng loạt), tính năng tác chiến tổng thể của nó “tương đương” với chủ lực của Hải quân Mỹ - máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet. Những máy bay này sẽ bắt đầu trang bị cho quân đội sau năm 2016.

Trung Quốc đang đàm phán mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga
Trung Quốc đang đàm phán mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga

Trước khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Trung Quốc đi vào hoạt động, lực lượng hàng không Trung Quốc cần có một loại trang bị máy bay chiến đấu “thế hệ 3 phiên bản cao cấp” có tính năng được tăng cường toàn diện so với J-11B, J-10A và J-10S, có thể trực tiếp đối kháng với máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba tiên tiến nhất trong môi trường chiến tranh cường độ cao 10 năm tới. Như vậy có thể hình thành ưu thế tính năng toàn diện đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba được các nước láng giềng trang bị.

Các nước phát triển máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba chủ yếu thông qua 2 con đường: Một là nghiên cứu chế tạo hoàn toàn mới, chẳng hạn máy bay chiến đấu Typhoon và Rafale ở châu Âu. Hai là cải tiến máy bay thế hệ thứ ba, chẳng hạn dòng F-15, F/A-18E/F, dòng Su-30 và Su-35.

Trong tình hình Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, nghiên cứu chế tạo mới máy bay thế hệ thứ ba hoàn toàn không cần thiết, cho nên Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 3+ sẽ chủ yếu là nghiên cứu chế tạo phiên bản cải tiến mới.

Máy bay chiến đấu Rafale-M Pháp
Máy bay chiến đấu Rafale-M Pháp

Ngoài ra, Không quân Trung Quốc cũng có thể thông qua tiến hành cải tiến đối với máy bay thế hệ thứ ba hiện có để thực hiện mục đích nhanh chóng mở rộng phi đội máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ ba.

Từ năm 2002 đến nay, máy bay F-15C của liên đội 3 được Mỹ triển khai ở Alaska thông qua đổi trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-63(V)3, tính năng của nó đã đạt trình độ máy bay chiến đấu thế hệ 3+.

Theo báo Trung Quốc, máy bay J-10B đã giữ lại phương án bố cục cánh mũi của J-10A có tính năng kiêm cơ động cận âm và siêu âm, độ nhạy cảm cao, đánh chặn siêu âm tốt, áp dụng kết hợp radar mảng pha quét điện tử và bộ cảm biến quang điện tiên tiến nhất, áp dụng trang bị đối kháng điện tử nâng cấp toàn diện, đồng thời đã tiến hành tối ưu hóa về thiết kế cửa nạp.

Máy bay chiến đấu F-15DJ phiên bản 2 chỗ ngồi của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15DJ phiên bản 2 chỗ ngồi của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15 Hàn Quốc
Máy bay chiến đấu F-15 Hàn Quốc
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam
Máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu
Máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu
Máy bay chiến đấu Su-30MKI Ấn Độ
Máy bay chiến đấu Su-30MKI Ấn Độ
Đông Bình (nguồn mạng sina Trung Quốc)