“TQ kéo lưỡi từ Bắc Kinh xuống Biển Đông nếm đồ ăn của Obama”

16/09/2014 10:34
Bình Nguyên
(GDVN) - “Trung Quốc đã kéo dài lưỡi từ Bắc Kinh đến cuối Biển Đông để nếm thử hương vị từ đồ ăn châu Á của Tổng thống Obama”.

TQ đang tìm cách sửa chữa quan hệ với láng giềng trước APEC?

Báo Nihon Keizai Shimbun có trụ sở ở Nhật Bản vừa có bài phân tích cho biết có thể Trung Quốc sẽ tìm cách để cố gắng sửa chữa quan hệ căng thẳng với các quốc gia láng giềng trước khi tham gia hội nghị thượng đỉnh khối Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á (APEC), sự kiện sẽ được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh của nước này trong tháng 11 tới đây.

Ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama (ảnh minh họa)
Ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama (ảnh minh họa)

“TQ kéo lưỡi từ Bắc Kinh xuống Biển Đông nếm đồ ăn của Obama” ảnh 2  “TQ kéo lưỡi từ Bắc Kinh xuống Biển Đông nếm đồ ăn của Obama” ảnh 3            

Nhận định về chính sách ngoại giao hai mặt trận của Trung Quốc “TQ kéo lưỡi từ Bắc Kinh xuống Biển Đông nếm đồ ăn của Obama” ảnh 4             

(GDVN) - Từ khi ông Tập Cận Bình lên lãnh đạo Trung Quốc đã xuất hiện nhiều thay đổi, đặc biệt là một số vấn đề nội bộ Trung Quốc.

Báo này nhận định có thể Trung Quốc đang thử nghiệm xem mức độ nghiêm trọng sẽ xảy đến với mình như thế nào khi Mỹ thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á Thái Bình Dương.

Chính những thử nghiệm mà Trung Quốc đang muốn nếm trải để cân đo sức mạnh của nước Mỹ đã bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia láng giềng của Trung Quốc xem đó là những nỗ lực thù địch trong việc củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh – bài báo của Nhật Bản nhận định.

Trong tháng 7 năm 2014, Trung Quốc đã công bố và lưu hành một bản đồ mới trong đó tiếp tục kêu gào yêu sách (chiếm toàn bộ phần lớn diện tích khu vực Biển Đông) đường lưỡi bò với nhiều tuyên bố, đòi hỏi trắng trợn hơn các lần xuất bản bản đồ khác.

Điều này cũng đã khiến các quốc gia láng giềng bị Trung Quốc cố tình lôi vào tranh chấp để trục lợi hết sức quan ngại, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế, quân sự của Trung Quốc đang lớn mạnh và được mở rộng không ngừng.

Nếm đồ ăn của Obama

Báo cáo trên báo Nihon Keizai Shimbun bình luận rằng: Trung Quốc đã kéo dài lưỡi từ Bắc Kinh đến cuối Biển Đông để nếm thử hương vị từ đồ ăn châu Á của Tổng thống Obama.

Đây là bình luận sâu cay, nhiều ý nghĩa nhất từng được báo chí Nhật Bản đưa ra để chứng minh cho lập luận rằng Trung Quốc đã thử nghiệm và nếm trải tính nghiêm trọng đối với mình khi Hoa Kỳ đang dịch chuyển sang châu Á – Thái Bình Dương.

Cũng theo thông tin của bài báo, tuyên bố khu vực nhận biết phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông cách đây không lâu đã bị Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bởi nó bao trùm lên cả quần đảo Senkaku mà nước này đang kiểm soát.

Chính động thái tham vọng, nguy hiểm này của Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ buộc phải đưa thêm nhiều máy bay ném bom dến đồn trú gần khu vực.

Động thái này của quân đội Mỹ được cho là có ý tảng lờ, làm vô hiệu hóa tuyên bố khu nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông của Trung Quốc một cách hết sức chiến lược, sâu sa.

Sự kiện gây quan ngại nhất gần đây chính là vụ việc Trung Quốc cử máy bay chiến đấu phản lực tìm cách ngăn chặn một máy bay do thám của Mỹ đang hoạt động đúng luật gần bờ biển nước này.

Trong chuyến công du tới Đức vào tháng 3 vừa qua, ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc đã tuyên bố rằng “Trung Quốc sẽ không chọc tức ai nhưng sẽ không sợ ai chọc tức” và “khi điều đó (bị chọc tức) đến với chủ quyền và thống nhất lãnh thổ của  Trung Quốc thì TQ sẽ tìm cách bảo vệ”.

Trong tháng 5 của năm 2014 này, Trung Quốc đã gây ra một sự kiện đáng quan ngại nhất tại khu vực Biển Đông đó chính là việc nước này đưa giàn khoan, tàu, máy bay hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong khi bất chấp sự phản đối hết sức mạnh mẽ của Hà Nội nói riêng và cộng đồng dư luận quốc tế nói chung.

Thời gian vừa qua Trung Quốc liên tục gây sự với các quốc gia láng giềng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông có lẽ Trung Quốc đang dùng phép thử để nếm trải vị đậm, nhạt, nghiêm túc từ chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ.

Trong cuộc thử lửa này, Trung Quốc đã nhận thấy một con đường khó, phải nói là rất khó để thực hiện tham vọng và xưng bá ở khu vực bởi Mỹ rất nghiêm túc. Tổng thống Obama đã thể hiện rõ sự chủ động trong các hoạt động củng cố các mối quan hệ với Nhật Bản, Phillipines và Việt Nam.

Trong chuyến công du châu Á vào tháng 4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc lại lập trường rằng Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu Trung Quốc hành động vũ trang chống Nhật Bản liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông.

Ngay sau đó, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận quân sự quan trọng với chính quyền Philippines, đồng thời thông quan các quan chức cấp phó cao cấp tăng cường quan hệ với Việt Nam.

Báo Nhật Bản khẳng định Trung Quốc sẽ không từ bỏ các kế hoạch thiết lập khu nhận dạng phòng không trên Biển Đông như đã làm với Biển Hoa Đông nhưng có thực tế là Bắc Kinh nhận ra rằng các “biện pháp thông thường” trong việc giải quyết mâu thuẫn với Hoa Kỳ không còn đủ sức mạnh nữa.

Chính vì vậy, hiện nay, Tung Quốc buộc phải tìm cách thay đổi thái độ với các quốc gia láng giềng chuyển từ thủ đoạn thông thường  là “ngoại giao bắt tay” sang “ngoại giao mỉm cười” – báo Nhật Bản phân tích.

Cố vắn an ninh Mỹ Susan Rice được ông Tập Cận Bình chào đón trong chuyến công du TQ hôm 9/9/2014
Cố vắn an ninh Mỹ Susan Rice được ông Tập Cận Bình chào đón trong chuyến công du TQ hôm 9/9/2014

Để chứng minh rằng TQ thực sự đang tìm cách sửa chữa quan hệ với láng giềng trước APEC, báo Nihon Keizai Shimbun dẫn chứng cho biết gần đây ông Tập Cận Bình đã có một cuộc gặp gỡ bí mật với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda (diễn ra trong tháng 7 vừa qua).

Báo của Nhật Bản cho rằng đây là một trong những động thái thể hiện nỗ lực giải quyết căng thẳng giữa hai nước của lãnh đạo Trung Quốc. Nhiều khả năng chính từ cuộc gặp gỡ bí mật này sẽ mở đường cho một cuộc tiếp xúc giữa ông Tập Cận Bình và đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Về cuộc tiếp xúc giữa ông Tập Cận Bình và cựu lãnh đạo Nhật Bản thì cả hai cỗ máy tuyên truyền của Bắc Kinh và Tokyo đều không được phép đề cập chúng một cách công khai.

Chính vì lẽ đó, theo báo cáo này nhận định, Bắc Kinh đang tìm các sửa chữa quan hệ với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là với Nhật Bản trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC để thông qua các phương diện liên quan đến kinh tế để giải quyết các vấn đề ngoại giao, xung đột.

Một trong những chiến lược Bắc Kinh đã và đang thực hiện đó là thông qua kinh tế để tấn công các quốc gia láng giềng. Đáng chý ý nhất là hiện nay TQ đang xúc tiến hình thành Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Bắc Kinh nắm quyền quyết định.

Bình Nguyên