TQ ngày càng lo ngại hậu quả "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển"

13/12/2013 09:51
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông để đáp trả lại "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Mỹ.
Tờ "China in Brief" của Quỹ Jamestown Mỹ có bài viết mới nhất nhan đề "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển và Khu nhận biết phòng không: Nhằm vào phản ứng của phản ứng".

Bài viết cho rằng, gần đây, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. Điều này không chỉ có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, mà còn có liên quan đến sự bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ về hoạt động ở biển gần không ngừng leo thang, tuy có kín tiếng.

Đối với Bắc Kinh, điều này là cần thiết đối với việc chống lại mối đe dọa ngày càng lớn của Quân đội Mỹ đối với biên giới Trung Quốc. Vì vậy, Khu nhận biết phòng không không chỉ là phản ứng nhằm vào đảo Senkaku, mà còn là phản ứng nhằm vào "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Mỹ.

Người Trung Quốc cho rằng, tác chiến hợp nhất trên không-trên biển chứng minh sự can thiệp quân sự của Mỹ có thể đe dọa lợi ích của Trung Quốc. Bắc Kinh rõ ràng hiểu rõ điều này, cho nên đã phát triển một chiến lược có tính chất phi đối xứng.

Quân đội Trung Quốc có ý đồ sử dụng tên lửa hành trình, radar tiên tiến, máy bay không người lái và vũ khí tiên tiến ngày càng nội địa hóa khác để làm cho đối thủ phải trả giá nặng, Mỹ gọi đây là ngăn chặn khu vực.

Bắc Kinh đã nghiên cứu “được” và “mất” của việc Washington phát động các chiến dịch quân sự trong mấy chục năm gần đây, cho rằng, để một nước mạnh hơn có sức mạnh quân sự tập trung, ưu thế quân sự tấn công quy mô lớn không khác gì tự sát chiến lược, Thông qua chiến lược chống can dự ngăn chặn sự tập trung sức mạnh quân sự này hầu như là chiến lược tốt nhất khi nổ ra xung đột.

Mỹ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm mới P-8A ở Nhật Bản
Mỹ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm mới P-8A ở Nhật Bản

Đối với thách thức này, Mỹ đã phát triển tư tưởng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển. Mục tiêu rõ ràng của tư tưởng này là làm cho năng lực ngăn chặn của Trung Quốc mất hiệu quả. Nhưng, tất cả các tài liệu của Quân đội Mỹ có liên quan đều cố gắng tránh nhắc đến Trung Quốc.

Dựa vào tác chiến hợp nhất trên không-trên biển, có thể phát động tấn công đối với đất liền Trung Quốc, làm tê liệt các hệ thống quan trọng như chỉ huy, kiểm soát, thông tin, tình báo và trinh sát. Hiểu được phản ứng của Bắc Kinh rất quan trọng, rõ ràng, Trung Quốc ngày càng lo ngại hậu quả của tác chiến hợp nhất trên không-trên biển.

Học thuyết chiến lược đối lập nhau của Bắc Kinh và Washington sẽ gây tác động ảnh hưởng tới đôi bên cũng như toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương rộng lớn hơn. Hiện nay, cạnh tranh an ninh liên tục thay đổi có nguy cơ rơi vào "tình trạng an ninh khó khăn".

Cùng với việc Mỹ tìm cách lấy tác chiến hợp nhất trên không-trên biển để triệt tiêu chiến lược ngăn chặn của Trung Quốc, Bắc Kinh đang tìm cách ứng phó. Có thể áp dụng nhiều hơn các biện pháp như lập ra Khu nhận biết phòng không đã làm gia tăng phán đoán nhầm và rủi ro xung đột.

Mặc dù Trung Quốc lập ra Khu nhận biết, bị dư luận phổ biến cho là hành động thù địch xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ, nhưng, hành động này phải đặt ở trong bối cảnh cạnh tranh an ninh Trung-Mỹ ngày càng quyết liệt để xem xét.

Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)
Đông Bình