"TQ phấn đấu năm 2015 tự chế được động cơ trình độ thập niên... 1980"

24/11/2012 06:45
Việt Dũng (nguồn ChinaNews, báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Trung Quốc thực sự quan tâm phát triển động cơ, vừa trưng bày động cơ mới, vừa khẳng định sẽ đầu tư lớn trong thời gian tới.
Động cơ máy bay WS-10A do Trung Quốc tự sản xuất.
Động cơ máy bay WS-10A do Trung Quốc tự sản xuất.

Phấn đấu năm 2015 tự chế được động cơ trình độ thập niên 1980

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho biết, Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2012 đã khai mạc hôm 13/11/2012 tại thị trấn Tam Táo, khu Kim Loan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và mới vừa kết thúc.

Trong một cuộc họp báo, các lãnh đạo hàng không Trung Quốc trong đó có Phó Tổng giám đốc Công ty Động cơ hàng không Trung Quốc, ông Trương Kiện và các nhà thiết kế động cơ Mân Sơn, Cửu Trại đã giới thiệu về hiện trạng và tương lai phát triển của động cơ Trung Quốc, tình hình phát triển động cơ quân dụng, dân dụng của Trung Quốc.

Trương Kiện cho hay, hiện nay, hầu hết động cơ của Không quân Trung Quốc đều do nước này "tự sản xuất", nhưng, động cơ của Trung Quốc vẫn còn có khoảng cách tương đối lớn so với trình độ động cơ của nước ngoài, một số máy bay chiến đấu mới vẫn còn sử dụng động cơ của nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông, tốc độ phát triển động cơ của Trung Quốc rất nhanh, các động cơ Mân Sơn, Cửu Trại được giới thiệu tại triển lãm lần này là một minh chứng rất rõ. Hơn nữa, động cơ do Trung Quốc "tự sản xuất", cho dù là quân dụng hay dân dụng, đều có nhu cầu lớn, điều này đã kích thích sự phát triển của động cơ nội địa.

Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào động cơ nước ngoài. Trong hình là động cơ AL-31F của Nga, được bán nhiều cho Trung Quốc
Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào động cơ nước ngoài. Trong hình là động cơ AL-31F của Nga, được bán nhiều cho Trung Quốc

Theo Trương, về hiện trạng và tương lai của động cơ Trung Quốc: Một là bổ sung chỗ yếu, theo đó phải hoàn thiện hệ thống động cơ của Trung Quốc, đến khoảng năm 2015 đạt được trình độ thập niên 1980 của các nước tiên tiến phương Tây.

Hai là đuổi kịp trình độ tiên tiến của quốc tế, giống như động cơ nội địa có tỷ lệ đường rẽ lớn CJ-1000A sử dụng cho máy bay C919 được Trung Quốc công bố tại triển lãm lần này chính là đại diện cho động cơ Trung Quốc.

Ba là tiến hành song song, động cơ quân dụng phải hình thành một loạt sản phẩm, thực hiện được “dòng hóa” động cơ, chẳng hạn động cơ máy bay vận tải cỡ lớn nội địa.

Về thông tin báo giới phỏng đoán việc ngành hàng không Trung Quốc đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ phát triển động cơ, Phó Tổng giám đốc Trương Kiện cho biết, trong tương lai, Trung Quốc đầu tư cho động cơ sẽ vượt xa con số chục nghìn tỷ.

Hiện nay, máy bay cỡ lớn C919 do Trung Quốc tự sản xuất vẫn sử dụng động cơ của Công ty GE Mỹ, cơ bản đến khoảng năm 2020, động cơ cùng loại nội địa sẽ được nghiên cứu chế tạo thành công.

Động cơ phản lực CJ-1000A có tỷ lệ đường rẻ lớn do Trung Quốc tự sản xuất
Động cơ phản lực CJ-1000A có tỷ lệ đường rẻ lớn do Trung Quốc tự sản xuất

Động cơ phản lực Mân Sơn, Cửu Trại

Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 14/11 cho biết, để đáp ứng nhu cầu động cơ máy bay huấn luyện cao cấp ngày càng cấp bách và nhu cầu thị trường máy bay công vụ trong tương lai của Trung Quốc, ngày 13/11, tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Trung Quốc lần thứ 9, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc tiết lộ, họ đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo 2 loại động cơ phản lực là Mân Sơn và Cửu Trại.

Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc trưng bày công khai 2 loại động cơ quân dụng kiểu mới này tại triển lãm.

Theo bài báo, động cơ Mân Sơn có đối tượng hướng tới là máy bay huấn luyện L-15, lực đẩy cất cánh tối đa theo tuyên bố của TQ có thể đạt 4.700 kg.

Động cơ phản lực Mân Sơn do Trung Quốc tự sản xuất
Động cơ phản lực Mân Sơn do Trung Quốc tự sản xuất

Động cơ này đã cơ bản hoàn thành thử nghiệm tính năng các bộ kiện chính, kết quả thử nghiệm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu thiết kế máy bay của TQ đặt ra, vài năm tới sẽ có điều kiện trang bị cho máy bay L-15 sử dụng.

Động cơ Mân Sơn được thiết kế bởi Viện Tua-bin của Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, do công ty Lê Minh của Công nghiệp Hàng không Trung Quốc chế tạo.

Trong khi đó, động cơ Cửu Trại lấy máy bay công vụ cỡ nhỏ trong tương lai làm đối tượng phục vụ, là loại sản phẩm động cơ hàng không dân dụng có lực đẩy 1.000 kg đầu tiên của Công nghiệp Hàng không Trung Quốc.

Các bộ kiện chính của nó áp dụng thiết kế khí động học 3D hoàn toàn, đặc biệt là máy nén khí áp dụng công nghệ tạo hình xoắn cong để nâng cao tính năng, đạt trình độ tiên tiến quốc tế. Hiện nay, loại động cơ này đang được tiến hành thử nghiệm.

Động cơ phản lực Mân Sơn do Trung Quốc tự chế.
Động cơ phản lực Mân Sơn do Trung Quốc tự chế.
Động cơ kiểu pít-tông HS133-H Trung Quốc
Động cơ kiểu pít-tông HS133-H Trung Quốc
Động cơ CJ-1000A Trung Quốc
Động cơ CJ-1000A Trung Quốc
Máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất có bề giống giống máy bay huấn luyện Yak của Nga
Máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất có bề giống giống máy bay huấn luyện Yak của Nga
Mô hình máy bay chở khách cỡ lớn C919 của Trung Quốc
Mô hình máy bay chở khách cỡ lớn C919 của Trung Quốc
Động cơ CFM56-7B của hãng General Electric Mỹ
Động cơ CFM56-7B của hãng General Electric Mỹ
Máy bay công vụ cỡ nhỏ
Máy bay công vụ cỡ nhỏ
Việt Dũng (nguồn ChinaNews, báo Hoàn Cầu)