TQ sẽ bắt tay Nga, dùng "thủ đoạn Biển Đông" cho chiến lược Bắc Cực?

28/05/2014 09:57
Việt Dũng
(GDVN) - Đó là thủ đoạn tìm cách tăng cường hiện diện ở khu vực giàu tài nguyên và có thể trở thành tuyến đường thương mại trong tương lai, từ đó đòi quyền lợi.
Trung Quốc âm mưu dùng giàn khoan Hải Dương -981, tàu chiến, máy bay quân sự, các loại tàu khác xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, biến các vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, bất chấp luật pháp quốc tế.
Trung Quốc âm mưu dùng giàn khoan Hải Dương -981, tàu chiến, máy bay quân sự, các loại tàu khác xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, biến các vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, bất chấp luật pháp quốc tế.

Tở tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 26 tháng 5 đưa tin, Trung Quốc gần đây có biểu hiện khát "nguồn năng lượng của Việt Nam". Xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, theo bài báo, hai bên đã trao đổi những thông tin ngoại giao phẫn nộ, tàu của hai bên cũng đã đụng độ.

Thực ra là Trung Quốc đã cho tàu chiến (tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071), máy bay quân sự (KJ-200) và rất nhiều loại tàu khác (hải cảnh, tàu cá...) đến hộ tống trái phép cho giàn khoan Hải Dương - 981, nên đây không khác gì một chiến dịch xâm lược, ăn cướp vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo bài báo, sự kiện trên đã cho thấy Trung Quốc thể hiện ra là họ có "khả năng và lòng tham tranh đoạt" thế nào. Cùng với việc Trung Quốc từng bước củng cố sự cưỡng đoạt đối với dầu khí và nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông, không khó tưởng tượng, nước này sẽ dùng chiến lược tương tự đối với vùng biển ở Bắc Cực.

Trung Quốc cho di chuyển giàn khoan Hải Dương-981, những vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Trung Quốc cho di chuyển giàn khoan Hải Dương-981, những vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Một bản báo cáo tháng 3 của Trung tâm nghiên cứu an ninh mới Mỹ coi chiến lược biển của Trung Quốc là chiến lược "ăn hiếp linh hoạt".

Phương pháp này đã miêu tả một loại mô hình "thuyết phục được thúc đẩy bằng sức mạnh" hoặc "ngoại giao cưỡng chế lúc mạnh lúc yếu", đồng thời cũng đang tiến hành tiếp xúc tích cực theo các phương thức như thương mại và đầu tư. Theo bài báo, chiến lược trên đứng trên cả các lĩnh vực pháp lý, kinh tế và quân sự.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc hoàn toàn không phải là quốc gia ở Bắc Cực. Nhưng, chuyên gia vấn đề Bắc Cực của Đại học Sư  phạm Đài Loan là Vương Quan Hùng cho rằng, Nga luôn nỗ lực thúc đẩy chương trình khai thác chung với Trung Quốc ở khu vực Bắc Cực.

Để Bắc Kinh có thể tiến hành đàu tư khai thác tài nguyên ở Bắc Cực, Trung Quốc cũng đã triển khai thảo luận các vấn đề có liên quan với Nga. Ngoài ra, cùng với việc Trung Quốc bắt đầu loại bỏ băng tuyết ở Bắc Cực để triển khai vận chuyển hàng hóa, nước này còn muốn học kinh nghiệm dẫn đường của Nga ở vùng biển Bắc Cực.

Theo bài báo, Trung Quốc hiện chỉ có một tàu phá băng Tuyết Long, nước này đang trông chờ có được chiếc tàu phá băng thứ hai từ một công ty công nghệ Bắc Cực của Hà Lan.

Chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc của Quỹ truyền thống Mỹ là Dean Cheng cho rằng, dự kiến trong tương lai không xa, Bắc Kinh sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch xây dựng “bản thổ” của tàu phá băng.

Tàu phá băng Tuyết Long Trung Quốc hoạt động ở Bắc Cực (ảnh tư liệu)
Tàu phá băng Tuyết Long Trung Quốc hoạt động ở Bắc Cực (ảnh tư liệu)

Dean Cheng nói: Phương pháp mà Trung Quốc dùng cho Bắc Cực "sẽ tương tự như thủ đoạn mà họ đang áp dụng với biển Hoa Đông và Biển Đông - thiết lập sự hiện diện quy mô lớn liên tục, sau đó lấy lý do để chứng minh, dựa vào sự thực hiện diện thực tế của họ, họ có quyền tham gia mọi công tác quản lý của khu vực có liên quan".

Trung Quốc không phải là thành viên Hội đồng Bắc Cực nằm ở khu vực xung quanh Bắc Cực như Nga và Canada. Theo Dean Cheng, Trung Quốc cho rằng, việc hội đồng này từ chối trao tư cách thành viên chính thức cho Trung Quốc là không công bằng và có tính bài ngoại. Trung Quốc chỉ là "nước quan sát viên" của tổ chức này.

Có tờ báo cho rằng, Bắc Kinh luôn tìm cách thúc đẩy Hội đồng Bắc Cực tuyên bố tuyến đường biển mới dọc ven bờ khu vực Bắc Cực là "đất công của thế giới" và "di sản chung của nhân loại".

Dean Cheng cho rằng, Trung Quốc đề xuất mua mảnh đất lớn của Iceland và Na Uy, "theo suy đoán là dùng để xây dựng khu nghỉ ngơi", lấy đó để triển khai "ngoại giao đồng nhân dân tệ".

Ông nói: "Đồng thời, họ đang đào quặng sắt ở đảo Greenland". Trung Quốc cũng đã xây dựng một trạm khảo sát khoa học (trạm Hoàng Hà) ở quần đảo Svalbard của Na Uy.

Trung Quốc cho người đến Bắc Cực khảo sát, cắm cờ (ảnh tư liệu, nguồn Tân Hoa xã)
Trung Quốc cho người đến Bắc Cực khảo sát, cắm cờ (ảnh tư liệu, nguồn Tân Hoa xã)
Việt Dũng