Tạp chí Quốc phòng Nga: Mỹ đã hình thành lá chắn tự nhiên chống TQ

23/05/2014 09:59
Đông Bình
(GDVN) - Theo phân tích của bài báo, do Mỹ cắt giảm tài chính và do thực lực quân sự của Trung Quốc tăng cường, các nước trong khu vực chạy đua vũ trang chưa từng có.
Tàu sân bay hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R. Ford Mỹ
Tàu sân bay hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R. Ford Mỹ

Tạp chí "Quốc phòng" Nga  đưa tin, sự tăng trưởng nhanh chóng thực lực của hải quân Trung Quốc, những yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp - PV) của Trung Quốc đối với một loạt hòn đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông buộc Mỹ và các nước Viễn Đông, Đông Nam Á và Nam Á áp dụng biện pháp củng cố an ninh tự thân, thậm chí ra sức xây dựng đồng minh chống lại tham vọng bành trước của Trung Quốc.

Mỹ đang có ý định lôi kéo các nước châu Á-Thái Bình Dương xây dựng "lá chắn chống Trung Quốc" ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời mở rộng nó đến phần lớn vùng biển Ấn Độ Dương.

Hiện nay tất cả các điều kiện tiên quyết đã đầy đủ. Chỉ cần nhìn vào bản đồ là có thể phát hiện, các đảo quốc và bán đảo chống Trung Quốc đã từ duyên hải hình thành vòng bao vây chống Trung Quốc, giống như một lá chắn tự nhiên, cùng ngăn chặn Trung Quốc.

Tại sao Mỹ muốn xây dựng lá chắn chống Trung Quốc? Tại sao Mỹ không thể độc lập xây dựng lá chắn hạn chế hoạt động của hải quân Trung Quốc? Đáp án rõ ràng: Washington hiện nay vừa không có đủ hành động thực, vừa không có cơ hội độc lập ngăn chặn Trung Quốc. Điểm này có ý nghĩa quan trọng mang tính nguyên tắc.

Trong 20 năm qua, số lượng tàu chiến của hải quân Mỹ giảm đi hàng năm do hạn chế về ngân sách, nhất là tàu tác chiến. Điều này thể hiện rất rõ trong Hướng dẫn tàu và máy bay hải quân Mỹ 1993-2013.

Tuy nói quân đội Mỹ có kế hoạch sử dụng tàu công nghệ cao mới có tiềm lực tấn công và phòng thủ mạnh hơn để thay thế cho các tàu cũ, nhưng cho dù tàu công nghệ cao tiên tiến nhất cũng không thể đồng thời hiện diện ở hai vùng biển khác nhau.

Hiện nay, ngoài 14 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, quân Mỹ còn có 55 tàu ngầm hạt nhên tên lửa và đa năng, 10 tàu sân bay lớp Nimitz, 22 tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga, 62 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, 13 tàu hộ vệ lớp Perry, 4 tàu tuần duyên và 13 tàu quét mìn lớp Avenger, tổng cộng 179 tàu tác chiến.

Thoạt nhìn thì hầu như rất nhiều, nhưng phân tích kỹ thì có thể phát hiện số lượng tàu chiến của quân đội Mỹ rõ ràng không đủ.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry Mỹ
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry Mỹ

Trong 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, năm nay để tiết kiệm tiền, sẽ có 11 chiếc bị niêm phong. Hơn nữa, thời hạn hoạt động của đa số tàu chiến đã trên 25 năm, sẽ rất nhanh phải nghỉ hưu.

Sau năm 2030 có triển vọng trang bị "tàu chiến mặt nước tương lai" FSC, tàu này dự kiến trang bị pháo ray điện, hệ thống tác chiến năng lượng chùm tia (laser) và radar tiên tiến. Do giá cả đắt đỏ, số lượng chế tạo loại tàu chiến này rõ ràng sẽ không quá nhiều, nghĩa là nó sẽ không thể hoàn toàn thay thế tàu tuần dương lớp Ticonderoga.

Tàu chiến chủ lực hiện nay của hải quân Mỹ là 62 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, số lượng loại tàu này có kế hạch tăng lên 75 chiếc. Nhưng, trong thời điểm loại tàu chiến này tăng đến 75 chiếc, tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ nghỉ hưu toàn bộ. Nói cách khác, tổng số tàu chiến mặt nước đa năng của quân đội Mỹ sẽ còn giảm 9 chiếc.

Còn hiệu quả tác chiến của tàu tuần duyên quân Mỹ còn đang chờ chứng minh. Chiếc đầu tiên USS Freedom LCS1 đi vào hoạt động năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa hình thành sức chiến đấu. Chuyến đi Singapore vào năm 2013 tỏ ra rất "không tự nhiên", tháng 7 xảy ra sự cố động cơ ở ven bờ Singapore, phải đem vào sửa chữa, tháng 10 lại xảy ra sự cố nước vào ống dẫn, phải tiếp tục sửa chữa.

Tàu tuần duyên Independence LCS2 của Mỹ
Tàu tuần duyên Independence LCS2 của Mỹ

Chiếc USS Independence LCS2 cũng thường xuyên xảy ra sự cố, đặc biệt là về thiết bị điện và chống ăn mòn. Nhưng, vấn đề chính thậm chí hoàn toàn không chỉ giới hạn ở sự cố quá nhiều. Ngoài sự cố liên tiếp của mấy chiếc tàu chiến gần đây, chi phí chế tạo quá cao cũng làm cho quân đội Mỹ đau đầu. Chiếc USS Freedom có chi phí chế tạo là 637 triệu USD, chiếc USS Independence có chi phí chế tạo là 704 triệu USD.

Hơn nữa, tư tưởng thiết kế trang bị vũ khí mô đun hóa của tàu tuần duyên tốc độ cao còn chưa được kiểm nghiệm thực tiễn. Năm 2014 có kế hoạch lắp mô đun tác chiến chống thủy lôi, nhưng chống thủy lôi và tốc độ cao mâu thuẫn với nhau. Còn mô đun săn ngầm còn chưa biết lắp thế nào, hiệu quả cũng còn chờ kiểm chứng.

Để tấn công tàu chiến mặt nước hoặc nói một cách chính xác hơn, là tàu mặt nước tốc độ nhanh, tàu tuần duyên theo kế hoạch phải trang bị tên lửa Griffin, sử dụng thuận tiện thiết bị phóng hệ thống tên lửa phòng không phòng thủ gần RAM, nhưng tầm bắn loại tên lửa này chỉ vài km, trọng lượng đầu đạn chỉ 5,9 kg, chỉ có thể tiêu diệt tàu tốc độ nhanh cỡ nhỏ trong khoảng cách rất gần.

Tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens lớp Ticonderoga, Hải quân Mỹ
Tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens lớp Ticonderoga, Hải quân Mỹ

Cách đây không lâu, chính phủ Mỹ quyết định hạn chế số lượng tàu tuần duyên, từ 52 chiếc theo kế hoạch ban đầu giảm xuống còn 33 chiếc, chính thức tuyên bố nguyên nhân là chi tiêu ngân sách cắt giảm, trên thực tế là đã nhận thức được hiệu quả tác chiến thấp của nó, mặc dù nhận thức này đến muộn một chút. Theo lý lẽ thông thường, kế hoạch chế tạo của họ còn phải tiếp tục giảm bớt.

Hiện nay công ty sắt thép Bath đang chế tạo tàu khu trục tên lửa thế hệ mới lớp Zumwalt DDG-1000. Ngày 21 tháng 11 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đến khảo sát tàu này cho biết, loại tàu chiến này sẽ phát huy vai trò quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 mới nhất của Mỹ
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 mới nhất của Mỹ

Tàu Zumwalt và 2 tàu chiến cùng loại khác chủ yếu dùng để đột kích mục tiêu trên bờ, còn phải chứng minh hiệu quả tác chiến của nó. Nhưng bất kể thế nào, chúng đều sẽ không tạo ra ảnh hưởng tương đối lớn đối với cân bằng sức mạnh tuyệt đối của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Công việc thử nghiệm và tối ưu hóa của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc sắp kết thúc, tầm bắn của nó có thể đạt 1.500 km, chủ yếu dùng để tấn công tàu chiến mặt nước cỡ lớn của đối phương. Tên lửa DF-26 hiện nay bắt đầu nghiên cứu chế tạo của Trung Quốc có thể tấn công mục tiêu trên biển trong phạm vi 3.000 km, có thể mang theo đầu đạn siêu thanh, khả năng răn đe mạnh hơn.

Ngoài ra, như tạp chí "hải quân" Mỹ cho biết, chi phí chế tạo tàu khu trục lớp Zumwalt mặc dù cao tới 5 tỷ USD, nhưng rất dễ bị một quả thủy lôi trị giá 2.500 USD phá hủy.

Hải quân Mỹ đang sử dụng tàu ngầm đa năng lớp Virginia thay thế cho 40 tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles. Khi tiến trình đổi mới này kết thúc, tính cả 3 tàu ngầm hạt nhân lớp lớp Seawolf, số lượng tàu ngầm hạt nhân đa năng của hải quân Mỹ sẽ chỉ có 36 chiếc, giảm 15 chiếc so với hiện tại. Còn vấn đề thay thế 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình được cải tạo từ tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio tạm thời vẫn chưa bàn đến.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ

Mỹ có ý định thông qua phương thức tăng cường cụm chiến đấu hàng không để bù đắp điểm yếu về số lượng tàu chiến. Tháng 12 năm 2013, hải quân Mỹ bắt đầu triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8A ở căn cứ Kadena, Okinawa, loại máy bay này không chỉ có thể tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, mà còn có thể bắn tên lửa chống hạm Harpoon tấn công tàu chiến mặt nước.

Hiện  nay, quân đội Mỹ còn đang thử nghiệm tên lửa chống hạm tầm xa LRASM trang bị cho máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B, tấn công mục tiêu mặt nước trong phạm vi 900 km. Nhưng, đối phương cũng có thể đối phó với vũ khí hàng không và phòng không của P-8A và B-1B.

Tóm lại, để bảo đảm an ninh tự thân, các nước Viễn Đông, Đông Nam Á và Nam Á sẽ buộc phải chủ yếu dựa vào sức mạnh của bản thân. Chẳng trách, trong 10 năm qua, tình hình chạy đua vũ trang ở khu vực này lên cao chưa từng có, hơn nữa đặc biệt coi trọng phát triển hải quân.

Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke Hải quân Mỹ
Tàu quét mìn lớp Avenger của Hải quân Mỹ
Tàu quét mìn lớp Avenger của Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon Hải quân Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ
Đông Bình