Tàu khu trục mới Australia sẽ lắp hệ thống vũ khí phòng không thứ hai

24/04/2013 06:39
Việt Dũng
(GDVN) - Hệ thống Phalanx sẽ tự động dò tìm, đánh giá, theo dõi và tấn công các mục tiêu, giúp người chỉ huy có thể hoàn thành nhiệm vụ ở cả biển sâu, duyên hải.
Tàu khu trục phòng không lớp Hobart của Hải quân Australia (tưởng tượng)
Tàu khu trục phòng không lớp Hobart của Hải quân Australia (tưởng tượng)

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cho biết, Australia đã nhận được hệ thống vũ khí phòng không tầm gần Phalanx Block 1B thứ hai của công ty Raytheon, chuẩn bị lắp ráp cho tàu khu trục phòng không mới nhất Brisbane lớp Hobart của Hải quân hoàng gia Australia. Đây là một trong ba hệ thống Phalanx mà Australia đặt mua của công ty Raytheon.

Hệ thống Phalanx thứ nhất đã bàn giao cho Hải quân hoàng gia Australia vào cuối năm 2012, chuẩn bị lắp ráp trên tàu khu trục phòng không lớp Hobart đầu tiên và cũng mang tên là Hobart.

Hệ thống Phalanx thứ ba có kế hoạch lắp cho tàu khu trục lớp Hobart thứ ba mang tên Sydney vào năm 2014.

Rick Nelson, phó tổng giám đốc dây chuyền sản xuất hệ thống vũ khí hải quân của công ty Raytheon cho biết, hệ thống Phalanx có khả năng phòng thủ tiên tiến cho tàu chiến.

Nelson nói: “Được lợi từ sự thay đổi ở công trình gần đây, chúng tôi đã cải thiện độ tin cậy của hệ thống, đã tăng thêm khả năng, đã cải thiện rất lớn mặt tiếp xúc giữa người và máy, nhằm đánh bại các mối đe dọa trên không và trên mặt biển trên cơ sở đã mở rộng phạm vi”.

Hệ thống phòng thủ gần Phalanx trên tàu chiến, do Mỹ chế tạo
Hệ thống phòng thủ gần Phalanx trên tàu chiến, do Mỹ chế tạo

Hệ thống Phalanx sẽ tự động dò tìm, đánh giá, theo dõi và tấn công các mục tiêu, làm cho người chỉ huy có thể điều khiển, hoàn thành nhiệm vụ (mà trên các tàu chiến khác thường do hệ thống độc lập hoàn thành) ở vùng biển nước sâu hoặc duyên hải.

Tàu khu trục phòng không lớp Hobart có thể phòng thủ và tiêu diệt tên lửa và máy bay trong phạm vi 150 km, nó còn có thể hỗ trợ cho một loạt nhiệm vụ khác, gồm có hoạt động chấp pháp, viện trợ quân sự cho các tổ chức dân sự, thu thập số liệu môi trường, hoạt động cứu hộ và ngoại giao.

Tàu Hobart dự kiến bàn giao cho Hải quân hoàng gia Australia vào đầu năm 2016, còn tàu Brisbane rất có thể bắt đầu lắp ráp vào đầu năm 2014.

Đến nay, công ty Raytheon đã bàn giao trên 890 hệ thống vũ khí Phalanx cho hải quân 25 quốc gia và khu vực.

Hệ thống phòng thủ gần Phalanx trên tàu chiến, do Mỹ chế tạo
Hệ thống phòng thủ gần Phalanx trên tàu chiến, do Mỹ chế tạo
Việt Dũng