Tàu ngầm hạt nhân 096 TQ chỉ để thử nghiệm, không thể đe dọa được Mỹ

02/09/2013 07:22
Việt Dũng (nguồn báo Phương Đông, TQ)
(GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân 095, 096 có thể chỉ dùng để thử nghiệm và phải đến tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư 098 mới tạo ra mối đe dọa thực sự cho Mỹ.
Tàu ngầm (ảnh minh họa)
Tàu ngầm (ảnh minh họa)

Tờ "Phương Đông" Trung Quốc vừa dẫn chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, tàu ngầm hạt nhân 095 và 096 thế hệ thứ ba của Quân đội Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trong vòng 5 năm tới. Có bài báo phỏng đoán, đến trước năm 2025, Hải quân Trung Quốc sẽ triển khai 3-4 cụm chiến đấu tàu sân bay, dựa theo tỷ lệ mỗi tàu sân bay trang bị 2-3 tàu ngầm hạt nhân tấn công để tính toán, Trung Quốc cần có 8-12 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Khi đó, tàu ngầm hạt nhân mới (gồm tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư 097/098) sẽ trở thành "át chủ bài" tác chiến của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc.

Theo bài báo, Trung Quốc đẩy nhanh các bước nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư rõ ràng là để tăng cường các thủ đoạn đáp trả hạt nhân.

Trước hết là tiếp tục nâng cao năng lực răn đe chiến lược. Đối với Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân chiến lược là lợi khí ngăn chặn thế lực thứ ba can thiệp xung đột cục bộ.

Mặc dù Trung Quốc kiên trì không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, nhưng sở hữu tàu ngầm hạt nhân chiến lược vẫn giúp cho Trung Quốc có được khả năng xoay sở nhiều hơn khi đối mặt với khủng hoảng.

Thứ hai là ứng phó với hệ thống phòng thủ tên lửa. Hiện nay, công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc chủ yếu nhằm vào tên lửa mặt đất, bất lực với tên lửa phóng từ dưới mặt nước. Vì vậy, Hải quân Trung Quốc có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân ở ngoài khu vực đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa của quân Mỹ, nhằm tăng cường độ tin cậy của các thủ đoạn đáp trả hạt nhân của họ.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN 742 lớp Ohio Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN 742 lớp Ohio Hải quân Mỹ

Thứ ba, tàu ngầm hạt nhân chiến lược tượng trưng cho địa vị nước lớn. Báo Trung Quốc nhấn mạnh, bốn nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp sở hữu tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại, trong khi Trung Quốc - một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "sao lại cam chịu lạc hậu"?

Theo bài báo, rõ ràng, so với tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ, Trung Quốc còn có khoảng cách nhất định. Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia là tàu ngầm được chế tạo để Hải quân Mỹ ứng phó với mối đe dọa sau Chiến tranh Lạnh. Những mối đe dọa này làm cho tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, sở hữu bá quyền biển sâu, chắc chắn có năng lực thực hiện sứ mệnh duyên hải rộng mở, hoàn toàn mới.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia do hãng General Dynamics Electric Boat chủ trì thiết kế, cơ bản đã đạt yêu cầu của Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ quyết định chế tạo 3 lô, tổng cộng 30 tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân lớp Virginia. Tàu ngầm này có năng lực săn ngầm, chống hạm, trinh sát tầm xa, tiến hành tác chiến đặc biệt và tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất bằng tên lửa hành trình Tomahawk mạnh.

So với những “tiền bối” chờ đợi quyết đấu với tàu chiến địch ở đại dương sâu, năng lực tác chiến biển gần của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia (sử dụng thiết bị điều khiển dẫn đường tự động) đặc biệt nổi trội.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey của Hải quân Nga.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey của Hải quân Nga.

Một đặc điểm rất lớn của tàu ngầm lớp Virginia là tính thích ứng mạnh. Đối với tàu ngầm, điều rất quan trọng là phương pháp giúp cho tàu ngầm có được rất nhiều năng lực có thể tái triển khai. Chẳng hạn, giống với tàu ngầm lớp Los Angeles, tàu ngầm lớp Virginia cũng trang bị 4 ống phóng ngư lôi. Những ống phóng ngư lôi này có thể phóng ngư lôi ADCAP Type MK-48, tên lửa Tomahawk, thủy lôi và thiết bị không người lái (UUV).

Một trong những bước nhảy vọt quan trọng về công nghệ của tàu ngầm lớp Virginia là đã gia tăng ứng dụng thiết bị tự điều khiển. Trên tàu ngầm lớp Los Angeles hoặc Seawolf, mọi người thường thấy có 4 nhân viên trực ban ở trạm điều khiển; nhưng trên tàu ngầm lớp Virginia, ở đó chỉ có 2 nhân viên trực ban, 2 người khác được máy tính thay thế.

Theo bài báo, có lẽ tàu ngầm lớp 095, 096 của Trung Quốc phần nào dùng để thử nghiệm, điều thực sự đáng để trông đợi có thể là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư 097, 098. Có thể chỉ đợi đến khi tàu ngầm hạt nhân 098 được triển khai chính thức, cộng với tên lửa đạn đạo phóng ngầm thế hệ mới, Trung Quốc mới có thể tạo ra mối đe dọa hạt nhân trên biển thực sự đối với Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Le Triomphant, Hải quân Pháp
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Le Triomphant, Hải quân Pháp
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược L'Inflexible Hải quân Pháp
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược L'Inflexible Hải quân Pháp
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Lafayette, Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Lafayette, Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Typhoon Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Typhoon Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Delta VI Hải quân Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Delta VI Hải quân Nga
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược HMS Vengeance S-31 lớp Vanguard của Hải quân Anh
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược HMS Vengeance S-31 lớp Vanguard của Hải quân Anh
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng (nguồn báo Phương Đông, TQ)