Tàu ngầm hạt nhân Chicago của Mỹ đang mai phục ở Biển Đông?

22/05/2014 08:23
Việt Dũng
(GDVN) - "Quân Mỹ cho máy bay và tàu ngầm do thám TQ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, trong bối cảnh các khu vực này đang rất nóng".
Máy bay trinh sát RC-135 Mỹ
Máy bay trinh sát RC-135 Mỹ

Ngày 20 tháng 5, cuộc diễn tập quân sự "Liên hợp trên biển-2014" giữa Trung-Nga đã bắt đầu, lực lượng trinh sát/do thám của quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhanh chóng trở nên bận rộn:

Ngoài tăng tần suất bay trinh sát vùng biển phía đông cửa sông Trường Giang Trung Quốc của máy bay trinh sát/do thám chiến lược, Mỹ còn điều thêm tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hạt nhân trinh sát chiến lược đến Biển Đông, tiến hành thu thập tin tức tình báo và trinh sát hiện trường đối với tình hình giàn khoan HD-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và "khu vực tranh chấp" giữa Trung Quốc và Philippines ở vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Các nguồn tin cho biết, quân đội Mỹ ngày càng chú ý đến các động thái của lực lượng trên biển của Nga và Trung Quốc, sự tương tác quân sự giữa Trung-Nga càng là tiêu điểm quan tâm của họ.

Tăng cường theo dõi diễn tập trên biển Trung-Nga

Theo nguồn tin được tờ "Thời báo Hoàn Cầu" của TQ đăng tải: "Dùng tăng ca, thêm giờ để hình dung hoạt động trên không ở vùng biển phía đông cửa sông Trường Giang gần đây của máy bay trinh sát chiến lược RC-135V/W của quân đội Mỹ là thích hợp nhất". Theo bài báo: "Bình thường một tuần 1 máy bay trinh sát tiến hành bay 4 - 8 lần, hiện nay một ngày 2 máy bay qua lại 8 lần".

Máy bay trinh sát RC-135S của quân đội Mỹ đã triển khai ở căn cứ Kadena Nhật Bản
Máy bay trinh sát RC-135S của quân đội Mỹ đã triển khai ở căn cứ Kadena Nhật Bản

Theo bài báo, quân Mỹ đã sử dụng máy bay trinh sát chiến lược RC-135V/W triển khai ở căn cứ không quân Kadena, Nhật Bản để do thám ở vùng biển nêu trên. Nguồn tin cho biết:

"Sau khi cất cánh, bay theo hướng bắc, nhanh chóng đến không phận lãnh hải Trung Quốc rồi chuyển hướng bay xuống phía nam, bay song song với biên giới trên biển, trên không ở vùng duyên hải đông nam Trung Quốc, mãi cho đến cực nam, sau đó lại quay đầu bay lên phía bắc, một lần cất cánh bay vòng tròn 4 lần, cuối cùng quay trở về Kadena".

"Trong tình hình bình thường, một lần sử dụng 1 máy bay trinh sát, nhưng hiện nay 2 chiếc tiến hành thay thế nhau, duy trì bay liên tục không gián đoạn 24/24, đồng thời thời gian lưu lại trên không ở vùng biển cửa sông Trường Giang được kéo dài, điều này rõ ràng là tăng ca, thêm giờ theo dõi diễn tập liên hợp trên biển của Trung-Nga.

Phối hợp với người Mỹ còn có máy bay trinh sát săn ngầm P-3 và tàu trinh sát mặt nước của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Những hoạt động này đều được Trung Quốc nắm được".

Theo bài báo, tin tức từ kênh chính thức của trụ sở quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết, máy bay trinh sát chiến lược RC-135V/W đóng ở Kadena thuộc phi đội trinh sát 82: "Phối hợp với phi đội tình báo 390 thuộc một căn cứ, cung cấp tình báo đặc biệt có giá trị cho trụ sở ở Thái Bình Dương, cơ quan an ninh quốc gia, các cơ quan và các cấp của chính phủ đều sẽ sử dụng tin tức tìn báo do nó cung cấp".

Quân đội Mỹ từng điều 3 máy bay trinh sát điện tử RC-135 chuyên dùng để thu thập tin tức tình báo về quân đội Trung Quốc
Quân đội Mỹ từng điều 3 máy bay trinh sát điện tử RC-135 chuyên dùng để thu thập tin tức tình báo về quân đội Trung Quốc

Trụ sở quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ chối trả lời phải chăng do Trung-Nga tiến hành diễn tập liên hợp trên biển mà Mỹ tăng cường số lượt bay của máy bay trinh sát chiến lược RC-135V/W.

Nhưng, theo phóng viên bài báo, máy bay RC-135V/W thuộc liên đội 55 của Bộ tư lệnh chiến đấu trên không Mỹ, liên đội này đóng ở một căn cứ không quân trên lãnh thổ Mỹ.

Mỗi chiếc RC-135 có 25 nhân viên phi hành đoàn, trong đó có 4 nhân viên kỹ thuật bay, nhân viên đến từ các phi đội khác nhau của liên đội 55: phi công, nhân viên dẫn đường và nhân viên bảo trì thuộc phi đội trinh sát 38; sĩ quan tác chiến điện tử cũng chính là sĩ quan kỹ thuật thuộc phi đội trinh sát 343, những thành viên phi hành đoàn còn lại đến từ phi đội 97, nhưng một khi triển khai ở căn cứ nước ngoài thì được triển khai cho đơn vị ở khu vực đóng quân.

Máy bay RC-135V/W có tổng cộng 15 chiếc, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ theo dõi và trinh sát điện tử. Trên máy bay có rất nhiều thiết bị thu thập tình báo điện tử mũi nhọn, có thể dùng để nghe lén tín hiệu điện tử từ thiết bị thông tin và radar đối phương, thu lấy số liệu tình báo điện tử, trong khi đó, loại máy bay trinh sát điện tử thu tình báo điện tử này là điều kiện tiên quyết để tiến hành tác chiến điện tử.

RC-135V/W có thể thực hiện mấy nhiệm vụ cơ bản sau: Chỉ thị vị trí và ý đồ của lực lượng đối phương, đồng thời tiến hành cảnh báo sớm hoạt động có mối đe dọa.

Những số liệu này thường được chuyển về máy bay cảnh báo sớm E-3 hoặc trạm tình báo mặt đất, sau đó tiếp tục chuyển tới đơn vị tác chiến.

Máy bay do thám điện tử RC-135S Mỹ
Máy bay do thám điện tử RC-135S Mỹ

RC-135V/W sử dụng thông tin tình báo điện tử để điều chỉnh thứ tự điện tử chiến trường (EOB). Nó chỉ ra có những radar nào và nguồn phóng điện tử khác đang hoạt động và làm việc ở chỗ nào.

Thông qua phân tích của EOB có thể nhận biết khâu yếu của hệ thống phòng không đối phương, tiếp theo do nhân viên kế hoạch xác định cách thức sử dụng các biện pháp như phóng tên lửa chống phóng xạ để tiến hành đột phá đối với những hệ thống phòng thủ này.

Nguồn tin cho biét: "Giống như máy hút tình báo". "Hệ thống thông tin điện tử và radar của các tàu chiến chủ lực hải quân Trung Quốc và Nga là mục tiêu ưa thích nhất của nó".

Ngoài ra, nó còn có thể phát ra các loại thông tin ngữ âm trực tiếp. Cấp ưu tiên cao nhất là truyền tin hướng dẫn chiến đấu và cảnh báo mối đe dọa đến gần, trực tiếp truyền tới máy bay đang nằm trong nguy hiểm. Điều này có thể liên quan đến thông tin máy bay hoặc tên lửa đất đối không của đối phương chuẩn bị phóng.

Đối với việc quân Mỹ tăng cường trinh sát cuộc diễn tập liên hợp giữa Trung-Nga, bài báo của TQ cho rằng: "Diễn tập Trung-Nga không nhằm vào bên thứ ba, khoa mục diễn tập công khai gồm có hộ tống liên hợp, cứu viện liên hợp tàu bị bắt cóc, tìm kiếm cứu nạn liên hợp, nhưng nếu có người đến gần làm phiền thì cuộc diễn tập có mục tiêu để tập luyện nhận dạng và phòng không khu vực. Radar của tàu tuần dương Varyag Nga có thể tìm kiếm máy bay cỡ lớn ở khoảng cách 366 km, đối với mục tiêu 2 m2 là 183 km. Máy bay còn sử dụng radar sóng ngắn D/F, hệ thống đối kháng điện tử, hệ thống nghe lén điện tử...".

Máy bay trinh sát chiến lược U-2 của Mỹ
Máy bay trinh sát chiến lược U-2 của Mỹ

Tàu ngầm hạt nhân Chicago mai phục ở Biển Đông

Đồng thời, lực lượng do thám của quân đội Mỹ cũng được bố trí ở Biển Đông. Ngày 9 tháng 5, tàu ngầm hạt nhân tấn công tốc độ nhanh Chicago của trung đội tàu ngầm 15 Hải quân Mỹ thường trú ở Guam tiến vào vịnh Subic của Philippines để cho binh sĩ nghỉ ngơi và tiếp tế vật tư. 1 tuần sau, tàu ngầm Chicago lặng lẽ rời cảng, mục đích không rõ.

"Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh Chicago của hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thực sự là trang bị trinh sát dưới biển tiên tiến nhất của Mỹ" - nguồn tin cho biết.

Tàu Chicago thuộc lớp Los Angeles, có 135 binh sĩ, có khả năng tác chiến săn ngầm, tấn công mặt nước, tấn công đối đất, trinh sát, phá hiện và nghe lén, là trang bị do thám chiến lược quan trọng của quân đội Mỹ.

Sau khi rời khỏi vịnh Subic của Philippines, tàu Chicago sẽ nhanh chóng đi tuần tra Biển Đông, nhất là hoạt động ở các vùng biển quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trinh sát đối với hải quân Trung Quốc.

Tàu ngầm Chicago SSN721 lớp Los Angeles của quân Mỹ đến Guam
Tàu ngầm Chicago SSN721 lớp Los Angeles của quân Mỹ đến Guam

Ngoài ra, hải quân Mỹ còn duy trì tàu chỉ huy USS Blue Ridge và một tàu khu trục không rõ danh tính khác của hạm đội 7 ở Biển Đông. Quân đội Mỹ cho biết, hải quân Mỹ hoàn toàn không vì đối đầu giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines mà thay đổi trạng thái bố trí, nhưng thừa nhận, hoạt động bay do thám trên Biển Đông "đang được tiến hành hàng ngày".

Chuyên gia về quân sự Việt Nam của Học viện quân sự quốc phòng Australia, ông Carlyle Thayer cho rằng, Việt Nam cần "nắm bắt tất cả cơ hội tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, trong đó có chia sẻ tin tức tình báo".

Mỹ tập trung do thám Trung Quốc

Mức độ do thám Trung Quốc của quân đội Mỹ lớn tới mức nào? Bài báo cho là phóng viên của họ đã có được tài liệu ghi chép tác chiến năm 2010 của Bộ tư lệnh tác chiến đường không của không quân Mỹ, đây là tài liệu mới nhất được công khai của quân đội Mỹ, trong đó danh nội dung đáng kể để ghi chép cụ thể về việc máy bay trinh sát quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát đối với Trung Quốc.

Tàu ngầm tấn công nhanh động cơ hạt nhân Chicago SSN721 lớp Los Angeles quân Mỹ đến Guam.
Tàu ngầm tấn công nhanh động cơ hạt nhân Chicago SSN721 lớp Los Angeles quân Mỹ đến Guam.

Căn cứ vào những tài liệu công khai này, thực hiện nhiệm vụ bay trinh sát gồm có 33 máy bay trinh sát cải tiến U-2, 17 máy bay trinh sát chiến lược RC-135V/W, 2 máy bay trinh sát khóa trận địa radar địch RC-135U, 3 máy bay trinh sát phóng tên lửa đạn đạo RC-135S, 20 máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk, 20 máy bay trinh sát RQ-170 và vệ tinh trinh sát (chưa rõ số lượng).

Căn cứ vào tài liệu này, RC-135U được triển khai ở Thái Bình Dương từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2010, mặc dù tài liệu không chỉ rõ nó triển khai ở đâu, nhưng có thể nó chỉ triển khai ở căn cứ không quân Kadena, Nhật Bản và căn cứ không quân Anderson, Guam, Mỹ. Trong đó, căn cứ Kadena cách Trung Quốc gần nhất, thích hợp nhất để nó triển khai hoạt động.

Trong thời gian vài tháng, RC-135U bay 34 lượt, trong đó 18 lượt bay theo hướng biển Hoa Đông của Trung Quốc; 3 lần bay trên Biển Đông, 8 lần bay trên bầu trời biển giữa Trung-Nhật; chỉ có 5 lần bay do thám nhằm vào CHDCND Triều Tiên.

Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7 năm 2010, RC-135S triển khai ở căn cứ không quân Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, thực hiện hoạt động trinh sát đối với việc Trung Quốc phóng tên lửa. Từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 11, ngày 27 đến ngày 29 tháng 12 cùng năm, nó lại được triển khai ở căn cứ không quân Kadena, thực hiện hoạt động do thám đối với việc Trung Quốc bắn thử tên lửa.

Tàu ngầm tấn công nhanh động cơ hạt nhân Chicago Hải quân Mỹ
Tàu ngầm tấn công nhanh động cơ hạt nhân Chicago Hải quân Mỹ

Hầu hết những ghi ghép về hoạt động do thám của RC-135V/W và U-2 đã bị cắt, nhưng đã đưa ra thời gian biểu triển khai nó ở Kadena, Nhật Bản. Chẳng hạn, trong thời gian từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 3 cùng năm, Kadena chỉ triển khai một chiếc RC-135V/W, từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 cũng có 1 chiếc, nhưng, bắt đầu từ đầu tháng 6, một chiếc RC-135V/W khác đến Nhật Bản, mãi đến cuối tháng 7 mới rời đi. Sau đó, duy trì một chiếc ở trạng thái triển khai.

Trong tình hình bình thường, RC-135V/W trinh sát Trung Quốc chỉ có một chiếc, nhưng khi gặp "thời điểm đặc biệt" sẽ có 2 chiếc đồng thời triển khai.

Tình hình do thám của U-2 càng không rõ ràng, năm 2010, có 3 máy bay U-2 triển khai ở Hàn Quốc do thám CHDCND Triều Tiên, một chiếc ở Kadena phụ trách trinh sát Trung Quốc.

Nhìn vào tài liệu công khai này, lực lượng trinh sát chính của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đều đã tập trung vào Trung Quốc.

Việt Dũng