Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là bia mục tiêu đơn giản của tàu chiến Mỹ

01/01/2014 10:49
Đông Bình
(GDVN) - TQ đang thực hiện "chủ nghĩa mạo hiểm" quân sự, bỏ "trỗi dậy hòa bình", thấy Mỹ "yếu" là ra sức đòi hỏi lãnh thổ, bị liên minh đối phó thì chẳng thông minh gì.
Tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 29 tháng 12 đăng bài viết nhan đề "Chủ nghĩa mạo hiểm quân sự của Trung Quốc không hợp thời" của nhà nghiên cứu cấp cao Edward Luttwak, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS).

Bài viết cho rằng, vào tháng 12 vừa qua, một chiếc tàu Hải quân Trung Quốc cố ý ngăn cản một tàu tuần dương của Hải quân Mỹ ở vùng biển quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel xác nhận với truyền thông, giữa hai tàu này từng cách nhau chỉ 90 m.

Thông tin này gây chú ý cho dư luận. Sự việc này đã đặt ra một vấn đề quan trọng: Tại sao sĩ quan chỉ huy Trung Quốc cho rằng thách thức tàu chiến Mỹ, thậm chí suýt nữa gây ra va chạm giữa hai tàu là một ý kiến hay?

Ngày càng nhiều ghi chép của hai bên cho thấy, sĩ quan Hải quân Trung Quốc bị kích động nghề nghiệp áp dụng hành vi khiêu khích, thậm chí sẵn sàng mạo hiểm gây sự cố chí tử.

Tháng 12 năm 2013, tàu chiến Trung Quốc xông thẳng vào tàu tuần dương Mỹ trên Biển Đông
Tháng 12 năm 2013, tàu chiến Trung Quốc xông thẳng vào tàu tuần dương Mỹ trên Biển Đông

Đồng nghiệp trong Lục quân của họ cũng như vậy. Tháng 4 năm 2013, lực lượng triển khai ở miền tây Trung Quốc cho rằng, đoạt lấy lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở Ladakh là một cách làm sáng suốt. Cuối cùng, khi người Ấn Độ hủy bỏ chuyến thăm nhà nước sắp tiến hành để đe dọa, họ mới rút đi.

Tình hình thời kỳ Chiến tranh Lạnh khác với hiện nay. Tuy máy bay và tàu chiến Mỹ-Xô xảy ra đụng độ vô số lần, nhưng hai bên rất ít xảy ra sự cố nguy hiểm. Sĩ quan Liên Xô biết rằng, "chủ nghĩa mạo hiểm" quân sự sẽ kết thúc cuộc đời binh nghiệp của họ.

Mặc dù chúng ta rất tôn trọng tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên của Trung Quốc - trong sự kiện tháng 12, tàu tuần dương Cowpens Mỹ đang theo dõi tàu sân bay này ở một khoảng cách an toàn - nhưng, Trung Quốc hiện nay, đối với tàu sân bay và tàu ngầm tân công Mỹ, Hải quân Trung Quốc không khác gì một số “bia ngắm” đơn giản.

Theo truyền thông Trung Quốc, Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông và phản đối Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra trọng tài là bảo vệ cái gọi là "lợi ích cốt lõi". Trung Quốc chưa tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là "lợi ích cốt lõi", trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với toàn bộ đảo, đá ngầm trên Biển Đông.
Theo truyền thông Trung Quốc, Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông và phản đối Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra trọng tài là bảo vệ cái gọi là "lợi ích cốt lõi". Trung Quốc chưa tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là "lợi ích cốt lõi", trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với toàn bộ đảo, đá ngầm trên Biển Đông.

Tương tự, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có năng lực đuổi bất cứ tàu cảnh sát biển hay tàu hải quân nào của Trung Quốc ra khỏi vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku, kể cả toàn bộ biên đội tàu sân bay Liêu Ninh. Như vậy, Bắc Kinh tại sao lại có các hành vi kiểu mạo hiểm có thể bị "thảm bại" này?

Một kết luận không thể tránh khỏi là: Từ năm 2008 đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ bỏ chính sách "trỗi dậy hòa bình". Chính sách này (không đe dọa bất kỳ ai, không thúc đẩy bất cứ yêu cầu chủ quyền nào, không tấn công Đài Loan) là một thành công huy hoàng, bởi vì Mỹ nhìn nhận tích cực đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, trong khi đó các nước khác tích cực bắt chước. Nó đã đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân Trung Quốc.

Sau năm 2008, tất cả đều đã thay đổi. Sau khi giải thích cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là báo hiệu Mỹ đang suy thoái, Bắc Kinh đã bất ngờ khôi phục yêu cầu chủ quyền đối với bang Arunachal của Ấn Độ vốn đã chấm dứt từ lâu (Trung Quốc gọi là nam Tây Tạng), đồng thời đã từ chối đề nghị thiện chí của chính khách Nhật Bản, trái lại đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku và tuyên bố có chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông.

Gần đây, Trung Quốc gia tăng đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ cả trên biển, trên đất liền, đối tượng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ...
Gần đây, Trung Quốc gia tăng đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ cả trên biển, trên đất liền, đối tượng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ...

Hiện nay, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng họ đang gặp phải đối đầu với một liên minh mới, họ chỉ trích Mỹ là chủ mưu. Mặc dù Washington đã đề xuất sách lược quay trở lại châu Á rất gây chú ý, nhưng để cho láng giềng phản đối họ lại không phải là “quỷ kế” và “hành động xấu” của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Một số nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lâu dài tiến hành đe dọa có kế hoạch, có bước đi, đây là cách làm tương đối thông minh. Trong điều kiện thời cơ còn chưa chín muồi, nước Trung Quốc trỗi dậy tiến hành cảnh báo tất cả mọi người, khiến cho họ liên kết về ngoại giao, thậm chí có thể liên kết về thương mại để đối phó với lợi ích của Trung Quốc, đó không phải là cách làm thông minh gì.

Trung Quốc ra sức biên chế vũ khí trang bị mới và ra sức tập trận, nhất là tập trung phát triển hải quân, ưu tiên triển khai trên hướng Biển Đông. Trong hình là tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu Type 056 của Hạm đội Nam Hải. Năm 2013, Trung Quốc đã biên chế tới 5 chiếc Type 056 cho Hạm đội Nam Hải. Tàu này được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là có khả năng săn ngầm tốt.
Trung Quốc ra sức biên chế vũ khí trang bị mới và ra sức tập trận, nhất là tập trung phát triển hải quân, ưu tiên triển khai trên hướng Biển Đông. Trong hình là tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu Type 056 của Hạm đội Nam Hải. Năm 2013, Trung Quốc đã biên chế tới 5 chiếc Type 056 cho Hạm đội Nam Hải. Tàu này được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là có khả năng săn ngầm tốt.
Đông Bình