Tàu sân bay Liêu Ninh là bước đi được tính toán rất kỹ của TQ

01/10/2012 14:04
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Nếu tàu sân bay Liêu Ninh của TQ hình thành được khả năng chiến đấu chắc chắn Hải quân nước này có thể sử dụng chúng tại Biển Đông.
Ngày 25/9/2012, tàu sân bay Liêu Ninh đã bàn giao cho Hải quân Trung Quốc
Ngày 25/9/2012, tàu sân bay Liêu Ninh đã bàn giao cho Hải quân Trung Quốc

Trang mạng tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản vừa có bài viết “Tàu Liêu Ninh” – con hổ giấy hay thú non đang lớn” của tác giả Brian Kilo, nhà nghiên cứu quân sự Học hội Ngoại giao Mỹ.

Theo bài viết, ngày 25/9, kế tiếp 9 nước khác (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Tây Ban Nha, Italia và Brazil), Trung Quốc trở thành một quốc gia mới sở hữu tàu sân bay trong kho vũ khí hải quân.

Nhưng, điều này có ý nghĩa gì đối với các nước khác trong khu vực? Cần phải đánh giá ý nghĩa lâu dài của nó.

Đối với rất nhiều nhà quan sát vấn đề khu vực, thông tin này rất khó làm người ta “phát điên”. Trên thực tế, một số người cho rằng nó chỉ là một gánh nặng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nói rằng tàu sân bay Liêu Ninh chỉ dùng cho huấn luyện, trong khi đó trên thực tế Không quân Trung Quốc hiện cũng cơ bản không có máy bay có thể cất/hạ cánh trên tàu sân bay.

Ngoài ra, nếu không có cụm chiến đấu đóng vai trò bảo vệ và chi viện, tàu sân bay là thứ rất dễ bị tấn công. Cụm chiến đấu như vậy cần hơn 10 năm nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư và huấn luyện, sau đó mới có thể kết hợp các loại tàu chiến thành một lực lượng chiến đấu có hiệu quả.

Đồng thời, chính như trên đã nói, tàu sân bay đã tập trung được sức mạnh quân sự, nguồn lực và nhân lực, không những sẽ rất nhanh trở thành một tài sản giá trị cao, đồng thời cũng sẽ trở thành một mục tiêu giá trị cao của đối thủ.

Như vậy, tàu sân bay đem lại lợi ích gì cho Trung Quốc? Trước hết, đối với một nước ngày càng thường xuyên dùng chủ nghĩa dân tộc để thực hiện đoàn kết trong các vấn đề như biển Hoa Đông, biển Đông, thì tàu sân bay là một sự kiêu hãnh/kiêu ngạo của quốc gia đối với TQ.

Thứ hai, nó có thể làm tàu chiến thử nghiệm, có tin cho rằng Trung Quốc đang thiết kế và nghiên cứu phát triển các tàu sân bay thế hệ tiếp theo.

Thứ ba, cho dù Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không có ý định khai chiến với siêu cường thế giới khác, tàu sân bay chắc chắn cũng có thể tăng thêm một sự lựa chọn cho Trung Quốc, làm cho Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự ở các khu vực có lợi ích chiến lược bên ngoài.

Điều này khiến người ta liên tưởng đến tư tưởng ngoại giao pháo hạm thế kỷ 19.

Chẳng hạn, đối với một quốc gia châu Phi duyên hải có rất nhiều thương mại tài nguyên với Trung Quốc, nếu họ xảy ra tranh chấp với Trung Quốc trong các vấn đề như quyền khai thác trong tương lai, đối xử với người Hoa như thế nào..., một chiếc tàu sân bay của Trung Quốc xuất hiện ở đường bờ biển của nước này, có thể sẽ tác động đến quyết sách của họ.

Tàu sân bay còn làm cho Hải quân Trung Quốc có thể tiếp cận gần hơn các khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nếu tàu sân bay này đã trang bị nhóm máy bay J-15 (hiện nay, Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển), sau đó triển khai tới đảo Điếu Ngư/Senkaku, trên Biển Đông Trung Quốc ít nhiều sẽ tạo ra áp lực tại các khu vực này.

Cho nên, vấn đề hoàn toàn không được giải đáp, tàu sân bay Liêu Ninh rốt cuộc là một loại sức mạnh quân sự mới rất có ý nghĩa, hay là lãng phí nguồn lực về sức mạnh quân sự mà Trung Quốc mãi mãi không thể đạt được? Tình hình thực tế có thể ở giữa hai khả năng này.

Lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ, cùng với sự tăng vọt nhu cầu nguyên vật liệu của nền kinh tế, họ chắc chắn phải chuẩn bị  triển khai một lực lượng “nước sâu” để bảo vệ cái mà họ cho là lợi ích chiến lược. Tàu sân bay Liêu Ninh là một bước đi được tính toán kỹ lưỡng trên con đường xây dựng lực lượng  và những toan tính của Bắc Kinh.

Đối với một nước xem kĩ lịch sử lâu dài, đây là một sự đầu tư có chủ đích. Nó cũng rõ ràng cho thấy ý đồ của họ, chỉ là ít ra hiện nay nó chưa bộc lộ hoàn toàn.

Tên tàu và mô hình tàu sân bay Liêu Ninh.
Tên tàu và mô hình tàu sân bay Liêu Ninh.
Đường băng kiểu nhảy cầu
Đường băng kiểu nhảy cầu
Phòng ăn trên tàu sân bay Liêu Ninh
Phòng ăn trên tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)