Tàu sân bay mới nhất Mỹ bố trí ở Nhật Bản để chống bành trướng ở Biển Đông

02/10/2015 07:41
Đông Bình
(GDVN) - Tàu sân bay Ronald Reagan đã đến Nhật Bản trước 1 ngày, sẽ dùng để chống bành trướng ở Biển Đông, Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sẽ hợp tác chặt chẽ hơn ở khu vực...

Trang mạng epochtimes tiếng Trung ngày 1 tháng 10 đưa tin, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN-76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ ngày 1 tháng 10 đã đến căn cứ quân Mỹ tại Yokosuka.

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản
Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản

Trong vài năm tới, tàu sân bay này sẽ đóng tại địa phương, thực hiện chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm chống lại hành động bành trướng bồi đắp, xây đảo nhân tạo trên các đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc.

Theo báo chí Nhật Bản, tàu sân bay USS Ronald Reagan vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 10 (giờ địa phương) đến đậu ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.

Trước đó, nguồn tin tức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ đến cảng này vào ngày 2 tháng 10. Do dự tính điều kiện thời tiết ngày 2 tháng 10 không tốt, để đảm bảo an toàn, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã đến trước.

Khi vào cảng ngày 1 tháng 10, trên đường băng tàu sân bay Ronald Reagan đã mang theo dòng chữ "Lần đầu gặp mặt", có ý nghĩa tượng trưng cho tình hữu nghị.

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản
Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản

Tại cuộc họp báo về tàu sân bay vào cảng, chỉ huy tàu sân bay này, Christopher E. Bolt cho biết, toàn thể binh sĩ tàu sân bay USS Ronald Reagan là đội ngũ mạnh nhất trong Hải quân Mỹ, trong tương lai sẽ đóng góp cho khu vực Tây Thái Bình Dương.

Ông nói: "Hy vọng có thể xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhân dân Nhật Bản, đặc biệt quan hệ hợp tác với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản".

Hơn nữa, trước đó, Tư lệnh lực lượng chiến đấu của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, Chuẩn đô đốc John Alexander cho biết, đúng vào dịp tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng minh Mỹ-Nhật vững chắc hơn, hiện đã trở thành nền tảng của hòa bình, ổn định của Tây Thái Bình Dương.

Ngày 7 tháng 4, khi phát biểu tại Đại học Arizona State, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng trong phát triển tương lai của Mỹ.

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Trong hình là dòng chữ bày tỏ tình hữu nghị trên đường băng tàu sân bay này.
Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Trong hình là dòng chữ bày tỏ tình hữu nghị trên đường băng tàu sân bay này.

Đến năm 2050, dân số khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm trên 1/2 dân số thế giới, đồng thời cho biết, chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ đã bước vào giai đoạn mới.

Theo bài báo, để ứng phó với tình hình ngày càng căng thẳng ở Biển Đông, sách lược quân sự của Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã lộ ra manh mối chuyển đổi.

Trong hai bài phát biểu gần đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết, vai trò của Hạm đội 3 đóng ở San Diego, bang California Mỹ sẽ mở rộng, thiết lập hợp tác chặt chẽ hơn với Hạm đội 7 triển khai ở Nhật Bản, có thể đến một số khu vực có tình hình không ổn định nhất để tuần tra chi viện.

Quân cảng Yokosuka ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản là cảng chính của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ. Từ năm 2008, Hạm đội 7 bắt đầu triển khai tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington.

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản
Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản

Ngày 18 tháng 5 năm nay, sau 7 năm triển khai, tàu sân bay USS George Washington rời khỏi cảng Yokosuka, khởi hành về Mỹ, được thay thế bằng tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz mới nhất - USS Ronald Reagan, trở thành tượng trưng cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Ngoài lãnh thổ Mỹ, cảng Yokosuka Nhật Bản là cảng chính duy nhất triển khai tàu sân bay. Từ khi triển khai tàu sân bay USS Midway vào năm 1973 đến nay, sau các tàu sân bay như USS Independence, USS Kitty Hawk và USS Georga Washington, tàu sân bay USS Ronald Reagan là chiếc thứ 5.

Hiện nay, Hải quân Mỹ có 58% lực lượng quân sự bố trí ở khu vực Thái Bình Dương.

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản
Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản

Tàu sân bay USS Ronald Reagan là tàu sân bay mới nhất của Mỹ, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003, lượng giãn nước đầy 97.000 tấn, dài 333 m, chở máy bay chiến đấu hải quân FA-18 loại mới nhất, có khoảng 5.000 nhân viên trên tàu, là tàu chiến có cấp độ quy mô lớn nhất thế giới.

Quân đội Mỹ có kế hoạch điều thêm 2 tàu Aegis, số lượng tàu chiến Quân đội Mỹ ở căn cứ Yokosuka sẽ lên tới 14 chiếc, là kỷ lục số lượng nhiều nhất từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.

Sau trận động đất ở phía đông Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tham gia hoạt động trợ giúp cứu nạn mang tên "Người bạn" của Quân đội Mỹ.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Mỹ triển khai tàu sân bay mới nhất ở châu Á cho thấy sự coi trọng của họ đối với bảo đảm an ninh châu Á. 

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản
Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản
Đông Bình