Thăm xưởng chế tạo 'mục tiêu bay' ở Việt Nam

13/04/2012 13:11
Theo Đất Việt
“Đối với tôi máy bay mô hình không chỉ là một thú chơi mà còn là sự đóng góp không nhỏ cho công tác huấn luyện của bộ đội phòng không Việt Nam”
“Đối với tôi máy bay mô hình không chỉ là một thú chơi mà còn là sự đóng góp không nhỏ cho công tác huấn luyện của bộ đội phòng không Việt Nam”, ông Phạm Cao Hạnh chia sẻ. Từ lâu, chơi máy bay mô hình đã là một thú chơi công nghệ của không ít người ở Việt Nam. Người chơi máy bay mô hình cũng có nhiều hướng theo đuổi khá nhau. Có người chỉ thích thiết kế và chế tạo mô hình, có người thì chỉ thích điều khiển bay, nhưng cũng có người mê cả hai điều trên. Với kiểu người thứ ba, niềm vui khi chơi mô hình máy bay được nhân lên gấp bội, và ông Phạm Cao Hạnh, cán bộ quân đội đã nghỉ hưu thuộc về nhóm người đó. Dưới đây là một vài hình ảnh công xưởng chế tạo máy bay của ông Phạm Cao Hạnh:
Vốn là học viên trường thể dục thể thao, thú chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa đến với ông Hạnh như một môn thể thao ngoại khóa ở trường. Cùng sự quan tâm lớn lao dành cho máy bay mô hình, ông đã tích lũy được gia tài kiến thức đáng kể về kỹ thuật hàng không. Nhờ vậy mà sau này ông đã trở thành một cán bộ thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân.
Vốn là học viên trường thể dục thể thao, thú chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa đến với ông Hạnh như một môn thể thao ngoại khóa ở trường. Cùng sự quan tâm lớn lao dành cho máy bay mô hình, ông đã tích lũy được gia tài kiến thức đáng kể về kỹ thuật hàng không. Nhờ vậy mà sau này ông đã trở thành một cán bộ thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân.
Ông Phạm Cao Hạnh tâm niệm: chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa thuần túy đã thú vị, nhưng ứng dụng được thú chơi này vào cuộc sống, đặc biệt là phục vụ cho quốc phòng lại càng có ý nghĩa. Và điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của ông. “Đối với tôi máy bay mô hình không chỉ là một thú chơi mà còn là sự đóng góp không nhỏ cho công tác huấn luyện của bộ đội phòng không Việt Nam”, ông chia sẻ.
Ông Phạm Cao Hạnh tâm niệm: chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa thuần túy đã thú vị, nhưng ứng dụng được thú chơi này vào cuộc sống, đặc biệt là phục vụ cho quốc phòng lại càng có ý nghĩa. Và điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của ông. “Đối với tôi máy bay mô hình không chỉ là một thú chơi mà còn là sự đóng góp không nhỏ cho công tác huấn luyện của bộ đội phòng không Việt Nam”, ông chia sẻ.
Ông kể: Năm 1993, trong một hội thảo khoa học do Binh chủng Phòng không – Không quân tổ chức, một lãnh đạo của Binh chủng đã đặt ra yêu cầu về mô hình bay cho bộ đội phòng không tập bắn đạn thật. “Đề bài” được đưa ra là: mô hình bay phải có kích thước bằng máy bay thật, có tốc độ bay tương đương 400m/s, đạt độ cao 400m và khi bắn không trúng có thể thu hồi để sử dụng tiếp. Đây là một bài toán rất hóc búa bởi trên thực tế chỉ có… máy bay thật mới đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu kể trên. Vào khoảng thời gian đó, điều này là không khả thi trong điều kiện của Việt Nam.
Ông kể: Năm 1993, trong một hội thảo khoa học do Binh chủng Phòng không – Không quân tổ chức, một lãnh đạo của Binh chủng đã đặt ra yêu cầu về mô hình bay cho bộ đội phòng không tập bắn đạn thật. “Đề bài” được đưa ra là: mô hình bay phải có kích thước bằng máy bay thật, có tốc độ bay tương đương 400m/s, đạt độ cao 400m và khi bắn không trúng có thể thu hồi để sử dụng tiếp. Đây là một bài toán rất hóc búa bởi trên thực tế chỉ có… máy bay thật mới đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu kể trên. Vào khoảng thời gian đó, điều này là không khả thi trong điều kiện của Việt Nam.
Trước tình hình trên, ông Phạm Cao Hạnh đã đề xuất ý tưởng dùng máy bay mô hình điều khiển từ xa làm mô hình tập bắn. Máy bay điều khiển từ xa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu đạt độ cao 400m và khi bắn không trúng có thể thu hồi để sử dụng tiếp.
Trước tình hình trên, ông Phạm Cao Hạnh đã đề xuất ý tưởng dùng máy bay mô hình điều khiển từ xa làm mô hình tập bắn. Máy bay điều khiển từ xa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu đạt độ cao 400m và khi bắn không trúng có thể thu hồi để sử dụng tiếp.
Với yêu cầu mô hình có kích thước lớn bằng máy bay thật và đạt tốc độ 400m/s, ông Hạnh biện luận: Nếu làm máy bay mô hình có tỉ lệ bằng 1/10 máy bay thật, tốc độ bay đạt 40m/s (bằng 1/10 so với yêu cầu ban đầu) thì thao tác xạ kích hoàn toàn giống nhau ở tốc độ góc, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ngoài ra, với việc sử dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa, chi phí dành cho việc huấn luyện bộ đội phòng không tập bắn là rất "mềm".
Với yêu cầu mô hình có kích thước lớn bằng máy bay thật và đạt tốc độ 400m/s, ông Hạnh biện luận: Nếu làm máy bay mô hình có tỉ lệ bằng 1/10 máy bay thật, tốc độ bay đạt 40m/s (bằng 1/10 so với yêu cầu ban đầu) thì thao tác xạ kích hoàn toàn giống nhau ở tốc độ góc, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ngoài ra, với việc sử dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa, chi phí dành cho việc huấn luyện bộ đội phòng không tập bắn là rất "mềm".
Báo cáo khoa học của ông Phạm Cao Hạnh đã nhận được sự đồng tình của lãnh đạo Binh chủng. Từ năm 1994, việc ứng dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa làm mô hình tập bắn cho bộ đội phòng không đã được triển khai thí điểm và nhanh chóng được nhân rộng ở nhiều đơn vị. Ông Hạnh vừa hướng dẫn kỹ thuật bay, vừa là người tự tay sản xuất máy bay mô hình phục vụ việc huấn luyện bộ đội phòng không. Đến nay, ông không thể nhớ mình đã sản xuất ra bao nhiêu mô hình máy bay…
Báo cáo khoa học của ông Phạm Cao Hạnh đã nhận được sự đồng tình của lãnh đạo Binh chủng. Từ năm 1994, việc ứng dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa làm mô hình tập bắn cho bộ đội phòng không đã được triển khai thí điểm và nhanh chóng được nhân rộng ở nhiều đơn vị. Ông Hạnh vừa hướng dẫn kỹ thuật bay, vừa là người tự tay sản xuất máy bay mô hình phục vụ việc huấn luyện bộ đội phòng không. Đến nay, ông không thể nhớ mình đã sản xuất ra bao nhiêu mô hình máy bay…
Khi về hưu, ông lại được sống trọn vẹn cùng niềm đam mê của mình. Hàng ngày, ông cặm cụi ở “xưởng” chế tạo nằm trên tầng thượng của nhà riêng để hoàn thiện từng bản thiết kế, chế tác từng chi tiết, đấu từng mạch điện cho mỗi chiếc máy bay của mình.
Khi về hưu, ông lại được sống trọn vẹn cùng niềm đam mê của mình. Hàng ngày, ông cặm cụi ở “xưởng” chế tạo nằm trên tầng thượng của nhà riêng để hoàn thiện từng bản thiết kế, chế tác từng chi tiết, đấu từng mạch điện cho mỗi chiếc máy bay của mình.
Các lựa chọn về động cơ của mô hình máy bay rất phong phú, từ mô hình lượn không động cơ cho đến mô hình có động cơ điều khiển từ xa, từ mô hình dùng động cơ điện chạy pin Li-Po đến động cơ máy nổ chạy bằng xăng hoặc cồn… Ông Hạnh chuyên về mô hình máy bay động cơ nổ - loại mô hình chuyên nghiệp và gần với máy bay thực tế nhất.
Các lựa chọn về động cơ của mô hình máy bay rất phong phú, từ mô hình lượn không động cơ cho đến mô hình có động cơ điều khiển từ xa, từ mô hình dùng động cơ điện chạy pin Li-Po đến động cơ máy nổ chạy bằng xăng hoặc cồn… Ông Hạnh chuyên về mô hình máy bay động cơ nổ - loại mô hình chuyên nghiệp và gần với máy bay thực tế nhất.
Theo ông Hạnh, động cơ điện có công suất hạn chế nên chỉ có thể trang bị cho các mô hình có trọng lượng nhỏ và đơn giản. Trong khi đó, động cơ điện có công suất lớn nên ứng dụng được trong những mô hình lớn và phức tạp hơn nhiều lần. “Mô hình dùng động cơ nố khi bay tạo ra tiếng ồn như máy bay thật, nghe rất… sướng”, ông Hạnh nói.
Theo ông Hạnh, động cơ điện có công suất hạn chế nên chỉ có thể trang bị cho các mô hình có trọng lượng nhỏ và đơn giản. Trong khi đó, động cơ điện có công suất lớn nên ứng dụng được trong những mô hình lớn và phức tạp hơn nhiều lần. “Mô hình dùng động cơ nố khi bay tạo ra tiếng ồn như máy bay thật, nghe rất… sướng”, ông Hạnh nói.
Có chứng khiến quá trình chế tạo máy bay của ông Hạnh mới thấy sự kỳ công của thú chơi này. Để hoàn chỉnh một chiếc máy bay, người chế tạo vừa phải là một thợ mộc để biết cưa xẻ gọt đẽo và lắp ráp từng chi tiết chính xác bằng gỗ, vừa là một kỹ sư hàng không để bảo đảm mô hình đáp ứng mọi nguyên tắc khí động học, vừa là một thợ máy lành nghề để tất cả các phần của chiếc máy bay có thể hoạt động đồng bộ…
Có chứng khiến quá trình chế tạo máy bay của ông Hạnh mới thấy sự kỳ công của thú chơi này. Để hoàn chỉnh một chiếc máy bay, người chế tạo vừa phải là một thợ mộc để biết cưa xẻ gọt đẽo và lắp ráp từng chi tiết chính xác bằng gỗ, vừa là một kỹ sư hàng không để bảo đảm mô hình đáp ứng mọi nguyên tắc khí động học, vừa là một thợ máy lành nghề để tất cả các phần của chiếc máy bay có thể hoạt động đồng bộ…
Sau cả quá trình khổ công ấy, chiếc máy bay đã hoàn thiện sẽ chờ ngày cất cánh tại sân bay Gia Lâm vào một ngày mà chủ nhân của nó rảnh rỗi.
Sau cả quá trình khổ công ấy, chiếc máy bay đã hoàn thiện sẽ chờ ngày cất cánh tại sân bay Gia Lâm vào một ngày mà chủ nhân của nó rảnh rỗi.
Nhìn ngắm khi chiếc máy bay tự tay mình chế tạo múa lượn trên trời là một niềm hạnh phúc không thể diễn tả. “Máy bay mô hình có thể thực hiện các bài nhào lộn rất phức tạp mà máy bay thật không thể làm được”, ông Hạnh chia sẻ. Không chỉ dừng lại ở đóng góp cho Quân chủng Phòng không – Không quân, ông Phạm Cao Hạnh vẫn tiếp tục tìm tòi, học hỏi những công nghệ mới với mong muốn ứng dụng vào cuộc sống như chụp ảnh, quay phim bằng máy bay, lập trình bay tự động...
Theo Đất Việt