Thế giới hiện nay có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân?

11/06/2011 01:50
(GDVN) – Các cường quốc hạt nhân trên thế giới hiện nay đang sở hữu khoảng 5027 đầu đạn hạt nhân đã triển khai và 15.500 đầu đạn hạt nhân chưa đưa vào biên chế tác chiến.

(GDVN) – Các cường quốc hạt nhân trên thế giới hiện nay đang sở hữu khoảng 5027 đầu đạn hạt nhân đã triển khai và 15.500 đầu đạn hạt nhân chưa đưa vào biên chế tác chiến.

Đây là thông tin đưa ra trong bản báo cáo của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Stockholm (SIPRI). Theo bản báo cáo này, đứng đầu trong số các quốc gia sở hữu đầu đạn hạt nhân hiện nay là Nga với số lượng 2427, Mỹ 2150, Pháp 290 và Anh 160 đầu đạn.

Tính tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới hiện nay đang có trong biên chế tác chiến của các nước là 20.530 đầu đạn (năm 2009 là 22.600 đầu đạn) bao gồm cả đầu đạn đã triển khai trên các phương tiện tác chiến cũng như các đầu đạn trong kho vũ khí.

Ngoài các cường quốc hạt nhân kể trên, theo thông tin của Viện Stockholm còn có một số quốc gia khác cũng đang sở hữu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân, trong đó có Trung Quốc (200 đầu đạn), Ấn Độ (80-110 đầu đạn), Pakistan (90-110 đầu đạn), Israel (80 đầu đạn).

Thế giới hiện nay đang sở hữu khoảng hơn 20.000 đầu đạn hạt nhân.
Thế giới hiện nay đang sở hữu khoảng hơn 20.000 đầu đạn hạt
nhân.

Tuy nhiên, số vũ khí hạt nhân của các quốc gia này hiện nay vẫn đang đặt trong kho chứ chưa đưa vào biên chế tác chiến cũng như ứng dụng trên các phương tiện mang vũ khí hạt nhân.

Ngày 22/3 vừa qua, Nga và Mỹ đã tiến hành trao đổi các thông tin đầu tiên về cơ cấu và vị trí bố trí vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi nước theo tinh thần Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3).

Đến đầu tháng 6, thông tin này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức cho công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, con số mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra lại thấp hơn so với con số mà Viện Stockholm công bố.

Theo đó, Mỹ chỉ sở hữu 1.800 đầu đạn trong biên chế tác chiến và Nga là 1.537. Tuy nhiên, vào tháng 5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ lại đưa ra tuyên bố, Mỹ đang nắm giữ 5.113 đầu đạn gồm cả đã triển khai và chưa triển khai. 

Trong khi Mỹ đã nhiều lần cho công bố công khai kho vũ khí hạt nhân của mình, trong đó lần đầu tiên được công bố vào năm 1961 thì Nga đến nay vẫn chưa một lần tiết lộ về thông tin tối mật này.

Các chuyên gia của Viện Stockholm đưa ra nhận định rằng, trong số đầu đạn hạt nhân chưa được triển khai có tới hơn 5.000 đơn vị đã sẵn sàng đưa vào ứng dụng và gần 2.000 đơn vị trong tình trạng sẵn sàng ứng dụng cao.

Mặc dù số lượng đầu đạn hạt nhân có giảm xuống rõ rệt so với trước, song tiến độ giải giáp vũ khí vẫn còn rất chậm, trong khi các chương trình cải tiến, nâng cấp vũ khí hạt nhân trong dài hạn lại ngày càng phát triển và mở rộng.

Lý giải cho nhận định này, các chuyên gia của Viện Stockholm đã lấy ví dụ từ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mà Nga và Mỹ đã ký từ tháng 4/2010. Hiện nay, Nga và Mỹ hoặc đang triển khai các hệ thống mang vũ khí hạt nhân mới hoặc tuyên bố các chương trình, nâng cấp, cải tiến chúng để sử dụng lâu dài trong tương lai.

Ngoài ra, các chuyên gia của Viện Stockholm còn khẳng định thêm, Ấn Độ và Pakistan hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển các loại tên lửa có điều khiển và tên lửa đạn đạo mới có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

{iarelatednews articleid='4278,4243,4034,4036,3958,3961,3818,3770'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta, Rian)