Thượng tướng Nhật Bản chỉ ra vô số điểm yếu của Quân đội Trung Quốc

27/08/2013 07:23
Đông Bình
(GDVN) - Tướng Toshio Tamogami hết sức coi thường Quân đội Trung Quốc, đồng thời cho thấy khả năng, năng lực ứng phó to lớn của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Tàu sân bay Liêu Ninh - Hải quân Trung Quốc còn lâu mới có sức chiến đấu và đưa vào sử dụng chiến đấu thực tế.
Tàu sân bay Liêu Ninh - Hải quân Trung Quốc còn lâu mới có sức chiến đấu và đưa vào sử dụng chiến đấu thực tế.

Tờ "Tuần san châu Á" Hồng Kông ngày 1 tháng 9 kỳ 1 (xuất bản trước) có bài viết nhan đề "Phỏng vấn Thượng tướng Toshio Tamogami, cựu Tham mưu trưởng hàng không Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Sức mạnh quân sự trên biển-trên không giữa Trung-Nhật cách biệt 10 năm". Cựu Tham mưu trưởng hàng không Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tương đương với Tư lệnh Không quân.

Khi đề cập đến tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi vào hoạt động, được biết Trung Quốc cũng đang chế tạo tàu sân bay khác, như vậy cán cân sức mạnh quân sự Trung-Nhật phải chăng sẽ có sự đảo ngược - tướng Toshio Tamogami cho rằng, Trung Quốc nếu thực sự sở hữu tàu sân bay, tình hình sẽ có thay đổi.

Nhưng tàu sân bay phải tiến hành bảo dưỡng ở xưởng đóng tàu trong một thời gian nhất định, nếu không sẽ không thể đưa vào sử dụng, nó là một loại tàu chiến tương đối đặc biệt.

Thông thường, nếu không có 3 tàu sân bay cùng loại trở lên sẽ không thể duy trì đưa vào sử dụng luân phiên. Trung Quốc hiện chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Liên Xô, hơn nữa nó cũng khó mà triển khai huấn luyện do trang bị cũ kỹ, cho nên còn lâu mới có thể đưa vào sử dụng trong chiến đấu thực tế.

Ngoài ra, phòng thủ của bản thân tàu sân bay và sự tích hợp thống nhất hệ thống chỉ huy thông tin tấn công-phòng thủ tổng thể của biên đội tàu sân bay..., những điều này Trung Quốc còn lâu mới làm được. Trong 10 năm tới phải chăng đạt được yêu cầu chiến đấu thực tế vẫn còn chưa biết.

Chất lượng huấn luyện quân sự của Nhật Bản gấp nhiều lần Trung Quốc.
Chất lượng huấn luyện quân sự của Nhật Bản gấp nhiều lần Trung Quốc.

Về sức mạnh quân sự thông thường, hiện nay ưu thế chất lượng quân sự trên biển-trên không của Nhật Bản có thể đánh lui ưu thế số lượng lực lượng quân sự của Trung Quốc, tàu sân bay Trung Quốc cơ bản không thể hình thành sức chiến đấu trong ngắn hạn.

Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không Nhật Bản được huấn luyện chu đáo, kỹ năng và cường độ huấn luyện của binh sĩ Trung Quốc còn lâu mới bằng Lực lượng Phòng vệ.

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản còn tiến hành diễn tập chiến đấu thực tế trên biển-trên không hiện đại thường xuyên với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, kinh nghiệm tích lũy được phải phong phú hơn Quân đội Trung Quốc.

Nhật Bản còn có hơn 100 máy bay tuần tra và máy bay cảnh báo sớm tầm xa, trở thành những "con mắt" quan trọng nhất trong chiến đấu trên biển-trên không. Trong tác chiến hiện đại, Trung Quốc vẫn chưa có ưu thế về quyền kiểm soát trên không và quyền kiểm soát biển.

Hoạt động huấn luyện đang tiến hành của Không quân Trung Quốc là huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ 30 năm trước. Chỉ thị bay như "hướng phải", "lên cao" đều do mặt đất thông qua vô tuyến điện tiến hành chỉ huy đối với phi công, tiến hành loại huấn luyện kiểu tín hiệu mô phỏng này là không thể chiến thắng được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được huấn luyện hiện đại.

Một khi sóng điện từ bị gây nhiễu, vô tuyến điện sẽ xuất hiện tiếng ồn, không thể thu được chỉ thị rõ ràng, như vậy thì chẳng thể đánh đấm được. Hiện nay, trình độ của Không quân Trung Quốc chỉ như vậy mà thôi.

Hoạt động huấn luyện của Không quân Trung Quốc đang tiến hành - sau Nhật Bản 30 năm
Hoạt động huấn luyện của Không quân Trung Quốc đang tiến hành - sau Nhật Bản 30 năm

Do Toshio Tamogami rời chức vụ quân sự đã 5 năm trở lên, có thể tiết lộ một số nội tình. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thông qua kiểm tra những hình ảnh của vệ tinh trinh sát/do thám, điều máy bay trinh sát, máy bay thu thập tin tức tình báo, theo dõi không gián đoạn mọi động thái của Quân đội Trung Quốc.

Những thông tin cơ mật ở đây không phải nói nhiều, thông qua những hoạt động liên lạc như giám sát điện thoại, vô tuyến, hoạt động huấn luyện của Không quân Trung Quốc thường đều sẽ nắm được.

Trong Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, đội huấn luyện bay tập hợp được những phi công có kỹ thuật ưu tú, họ nghiên cứu triệt để phương thức tiến công được máy bay chiến đấu của nước khác áp dụng, đóng vai trò máy bay địch khi bay huấn luyện.

Đối phương là phi công trẻ hoạt động tích cực ở tuyến 1, hai bên triển khai chiến đấu không đối không. Sau khi kết thúc, sẽ tiến hành chỉ đạo cụ thể đối với phi công trẻ.

Đương nhiên, họ cũng tiến hành nghiên cứu và phân tích đầy đủ đối với phương thức tác chiến của máy bay chiến đấu Trung Quốc. Ưu thế được hình thành bởi cường độ huấn luyện và kỹ thuật như vậy của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tuyệt đối hơn hẳn Không quân Trung Quốc.

Bởi vì, khi làm Tham mưu trưởng, Toshio Tamogami từng thăm Bắc Kinh, biết được thời gian huấn luyện bay của Không quân Trung Quốc và nội dung huấn luyện còn xa mới bằng Nhật Bản.

Năng lực săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.
Năng lực săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.

Về điểm này, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất cũng như Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản không ngừng nâng cao năng lực tác chiến của tàu ngầm.

Tiếng ồn của các lại tàu ngầm Trung Quốc rất lớn, trong khi đó năng lực lặn sâu, êm và thời gian dài của tàu ngầm Nhật Bản tương đối cao, bán theo tàu ngầm đối phương trong thời gian dài có thể không bị phát hiện, hơn nữa luôn được tiến hành huấn luyện chuyên nghiệp với độ khó cao. Có thể nói, trước khi đến được nơi triển khai thì tàu ngầm Trung Quốc đã bị bắn chìm.

Đông Bình