Toàn châu Âu đang "giúp" Trung Quốc phát triển vũ khí trang bị?

22/12/2013 10:08
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - Những quy định không chặt chẽ của châu Âu giúp Trung Quốc tận dụng cơ hội mua công nghệ, linh kiện sản phẩm quân-dân dụng phát triển vũ khí trang bị.
Máy bay chiến đấu Phi Báo phiên bản sớm của Trung Quốc sử dụng động cơ Anh
Máy bay chiến đấu Phi Báo phiên bản sớm của Trung Quốc sử dụng động cơ Anh

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 12 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 19 tháng 12 đăng bài viết nhan đề "Trung Quốc lợi dụng công nghệ của các đồng minh quan trọng của Mỹ để nâng cấp tàu chiến" của tác giả David Lager.

Theo bài viết, nếu ngày mai Quân đội Trung Quốc tham gia chiến tranh, trong kho vũ khí của họ sẽ tràn ngập những "kẻ khó chịu" đến từ các đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Đức, Anh, Pháp.

Đa số tàu chiến tiên tiến của Trung Quốc đều được đẩy bằng động cơ do Đức, Pháp thiết kế. Tàu khu trục Trung Quốc lắp thiết bị định vị thủy âm, máy bay trực thăng săn ngầm, tên lửa đất đối không của Pháp.

Trên không ở các vùng biển, động cơ máy bay chiến đấu Anh đã cung cấp động lực cho máy bay ném bom và máy bay tiêm kích chống hạm của Không quân Trung Quốc.

Máy bay trinh sát mới nhất của Trung Quốc đã lắp radar cảnh báo sớm trên không của Anh. Máy bay trực thăng tấn công có tính năng ưu việt nhất của Trung Quốc cũng dựa vào thiết kế của công ty châu Âu.

Nhưng chương trình có ý nghĩa chiến lược trong làn sóng mua sắm châu Âu của Trung Quốc ở dưới nước. Bắt chước cường quốc trỗi dậy nhanh trong trong thế kỷ trước, Trung Quốc đang chế tạo lực lượng tàu ngầm mạnh, trung tâm là động cơ dầu diesel mới nhất do công ty Đức thiết kế.

Cùng với việc Bắc Kinh phô diễn “cơ bắp” ở vùng biển xung quanh, tàu ngầm diesel có thể sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất của Mỹ-Nhật - trong khi đó, việc xây dựng khả năng "chí tử" này lại lấy công nghệ động cơ mạnh của Đức - một thành viên chủ chốt của NATO - làm nền tảng.

Máy bay trực thăng vũ trang Z-10 Trung Quốc
Máy bay trực thăng vũ trang Z-10 Trung Quốc

Nga vẫn là nguồn vũ khí và công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc, nhưng phần cứng và công nghệ của châu Âu đã lấp đi sự thiếu hụt quan trọng cho Trung Quốc.

Sự việc vốn không nên như vậy. EU bắt đầu tiến hành cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc từ năm 1989, nhưng chính sách này hoàn toàn không được thực hiện nghiêm túc. Nguồn vũ khí và công nghệ lưỡng dụng (quân dụng-dân dụng) không ngừng chuyển về Trung Quốc từ các đồng minh châu Âu của Mỹ.

Chính phủ châu Âu phê chuẩn xuất khẩu máy bay, tàu chiến, thiết bị hình ảnh, xe tăng, thuốc bào chế hóa học và đạn dược cho Trung Quốc. Người phát ngôn EU cho biết, cấm vận vũ khí hoàn toàn không gồm các sản phẩm lưỡng dụng quân-dân, các nước thành viên có thể tự tiến hành quản lý, kiểm soát loại sản phẩm này. Có người phê phán cho rằng, điều này cho thấy sự rời rạc về cơ cấu tổ chức của EU.

Tàu tên lửa 022 Trung Quốc
Tàu tên lửa 022 Trung Quốc

Trong tương lai gần, các sản phẩm như máy bay chiến đấu siêu âm của châu Âu, tàu ngầm Đức hoặc máy bay vận tải của Tây Ban Nha vẫn sẽ không bán cho Trung Quốc.

Nhưng, đồng thời, châu Âu phát hiện thương mại linh kiện vũ khí có lợi nhuận, nhất là các sản phẩm lưỡng dụng quân-dân không bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vận.

Có chuyên gia cho rằng, đối với Quân đội Trung Quốc, tầm quan trọng của sản phẩm lưỡng dụng quân-dân lớn hơn hệ thống vũ khí do châu Âu bàn giao.

Nhân tố địa lý cũng là một trong những nguyên nhân. Khoảng cách địa lý giữa châu Âu và châu Á có nghĩa là, trong con mắt của châu Âu, Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn, chứ không phải là mối đe dọa.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì cho biết, bên ngoài đã thổi phồng sự lệ thuộc của Quân đội Trung Quốc vào công nghệ vũ khí của nước ngoài: Trung Quốc căn cứ vào thông lệ quốc tế, giao lưu, hợp tác với nước khác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vũ khí. Một số người lại “chính trị hóa” hợp tác thương mại bình thường.

Tàu hộ vệ tên lửa Type 054 Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054 Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054
Xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu Type 99 Trung Quốc
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)