"Trỗi dậy hoà bình" chỉ là cách nói suông và che đậy của Trung Quốc

25/08/2013 14:00
Đông Bình
(GDVN) - TQ đang đầy tham vọng lãnh thổ ở xung quanh, nhưng các nước khác sẽ kiên quyết bảo vệ, do đó TQ có thế sẵn sàng sử dụng vũ lực vì mục tiêu chính...
Trung Quốc luôn ưu tiên biên chế tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ chế tạo được 3 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn Type 071, nhưng chúng đều được trang bị cho Hạm đội Nam Hải.
Trung Quốc luôn ưu tiên biên chế tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ chế tạo được 3 tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn Type 071, nhưng chúng đều được trang bị cho Hạm đội Nam Hải.

Ngày 22 tháng 8, trang mạng tạp chí "Học giả ngoại giao" Nhật Bản có bài viết nhan đề "Trung Quốc muốn trỗi dậy hòa bình, vậy phải thế nào?" của tác giả Zachary Kike.

Tác giả bài viết đã chỉ trích Mỹ đã không ngăn chặn Trung Quốc, mà muốn thuyết phục Bắc Kinh. Bắc Kinh hiện nay không đáng tin cậy, trong tương lai cũng sẽ không tin cậy. Hơn nữa, cam kết của Washington hoàn toàn chưa có tác dụng, trừ phi trước tiên định nghĩa Trung Quốc và mục tiêu khu vực của họ là gì.

Chẳng hạn, tác giả cho rằng, nếu mục tiêu của Bắc Kinh là trở thành đối tác của Mỹ, ủng hộ trật tự khu vực hiện nay do Mỹ lãnh đạo, thì Mỹ sẽ không ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng, nếu mục tiêu của Trung Quốc là chiếm lĩnh bang California thì kết quả đã khác.

Cam kết về ngăn chặn của Mỹ không có bất cứ tham chiếu cụ thể nào, chỉ là phương thức nói mồm, dùng để tránh tiến hành những cuộc thảo luận chiến lược nghiêm túc nhằm ngăn chặn xung đột Mỹ-Trung.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng có vấn đề tương tự. Bắc Kinh đang không ngừng cam kết với tất cả mọi người rằng, Bắc Kinh tìm cách trỗi dậy (và phát triển) hòa bình. Tác giả cho rằng, hiện nay hoàn toàn không có chứng cứ cho thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiệt tình với những gì đã cam kết.

Vương Hiểu Quân, Tư lệnh lực lượng Quân đội Trung Quốc đóng tại Hồng Kông vừa tháp tùng ông Thường Vạn Toàn đến thăm Mỹ.
Vương Hiểu Quân, Tư lệnh lực lượng Quân đội Trung Quốc đóng tại Hồng Kông vừa tháp tùng ông Thường Vạn Toàn đến thăm Mỹ.

Vấn đề là, sự trỗi dậy của Trung Quốc hầu như khẳng định sẽ gây ra sự chống đối của các nước láng giềng và Mỹ, bởi vì nguồn lực có hạn nhưng tham vọng của quốc gia là vô cùng. Cho nên, sự trỗi dậy của Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải trả giá bằng việc làm tổn hại đến vị thế, tôn vinh, quyền lực của nước khác.

Điều có thể nói rõ nhất về điểm này là tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Trung Quốc và Philippines đều muốn có bãi cạn Scarborough, nhưng chỉ có thể có một quốc gia giành chiến thắng (Trung Quốc muốn độc chiến Biển Đông).

Trên phương diện tranh chấp lãnh thổ và các phương diện khác, nếu các quốc gia ngầm cho phép Trung Quốc lấy đi thứ mà hai bên tranh chấp, thì Bắc Kinh dường như "trỗi dậy hòa bình". Nhưng tình hình càng có khả năng là, các nước khác kiên quyết chống lại tham vọng phi pháp này. Như vậy, Trung Quốc sẽ ra tay. Vì vậy, trong các sự kiện bất ngờ khác nhau, Trung Quốc đưa ra sự lựa chọn thế nào rõ ràng rất quan trọng.

Nếu tham chiếu lịch sử của các nước lớn khác, Trung Quốc có lẽ sẵn sàng sử dụng thủ đoạn hăm dọa, đe nẹt hoặc vũ lực để thực hiện mục tiêu chính. Chẳng hạn, vào thế kỷ 19, Mỹ muốn trở thành bá chủ tây bán cầu, chứ không đánh trận với bất cứ cường quốc châu Âu nào. Vì vậy, khi Napoléon đề xuất bán Louisiana với giá cả rất thấp, Mỹ cuối cùng cảm thấy phải sử dụng chiến tranh đánh đuổi mạnh mẽ Madrid.

Gần đây, lãnh đạo Trung Quốc như ông Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình liên tục thăm Hạm đội Nam Hải, Đại quân khu Quảng Châu, Lực lượng đóng tại Hồng Kông - những đơn vị phụ trách tác chiến khu vực miền nam và Biển Đông, phần nào phản ánh trọng điểm chiến lược của nước này. Đặc biệt, khi vừa lên làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập đã 2 lần thị sát Hạm đội Nam Hải, thăm làng chài, cỗ vũ binh sĩ hải quân và ngư dân tiến mạnh ra Biển Đông.
Gần đây, lãnh đạo Trung Quốc như ông Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình liên tục thăm Hạm đội Nam Hải, Đại quân khu Quảng Châu, Lực lượng đóng tại Hồng Kông - những đơn vị phụ trách tác chiến khu vực miền nam và Biển Đông, phần nào phản ánh trọng điểm chiến lược của nước này. Đặc biệt, khi vừa lên làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập đã 2 lần thị sát Hạm đội Nam Hải, thăm làng chài, cỗ vũ binh sĩ hải quân và ngư dân tiến mạnh ra Biển Đông.
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình