Trung Quốc: Tàu nổi “đau đẻ”, nghiên cứu 4 loại tàu ngầm mới

25/03/2014 07:20
Việt Dũng
(GDVN) - Trước đây, trang bị lực lượng tàu nổi Trung Quốc là một "món thập cẩm", hiện nay đang chuyển sang tự chủ nghiên cứu phát triển.
Tàu hộ vệ tên lửa Mai Châu số hiệu 584 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Mai Châu số hiệu 584 Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Nguyệt san "Quốc phòng" Mỹ tháng 4 (xuất bản sớm) đăng bài viết "Bước nhảy lớn của Hải quân Trung Quốc". Thượng tướng 4 sao Hải quân Mỹ, Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ Samuel Locklear cho rằng: "Trung Quốc đang chế tạo một lực lượng tàu ngầm có số lượng nổi trội. Điều này rốt cuộc xuất phát từ sự cân nhắc an ninh hay xuất phát từ mục đích khác?".

Bài viết cho rằng, lực lượng tàu chiến mặt nước Trung Quốc đang trải qua cơn "đau đẻ" của tiến trình hiện đại hóa.

Báo Mỹ dẫn lời Jessie Carotkin, quan chức tình báo cao cấp phụ trách các vấn đề Trung Quốc của Cục tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc coi lực lượng tàu ngầm của họ là sự răn đe quan trọng để tiến hành "chống can thiệp" nhằm vào đối thủ có trang bị tốt.

Tàu hộ vệ Hoành Thủy Type 054A Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ Hoành Thủy Type 054A Hạm đội Nam Hải

Quan chức này cho rằng: "Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, lực lượng tàu ngầm khổng lồ và có trang bị lạc hậu đã được thay thế bởi lực lượng hiện đại có trang bị tốt. Lực lượng này chủ yếu tập trung cho hành động tác chiến chống mặt nước ở các tuyến đường giao thông chính trên biển của khu vực".

Chuyên gia các vấn đề hải quân Ronald O'Rourke, Viện nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết, ngoài 12 tàu ngầm tấn công phi hạt nhân mua của Nga (tàu ngầm thông thường lớp Kilo), Trung Quốc còn đang nghiên cứu phát triển 4 loại tàu ngầm mới: tàu ngầm tên lửa đạn đạo động cơ hạt  nhân lớp Tấn mới, tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân lớp Thương, tàu ngầm tấn công lớp Nguyên và lớp Tống.

Bài viết cho rằng, đồng thời, lực lượng tác chiến mặt nước Trung Quốc cũng đang trải qua "đau đẻ" của tiến trình hiện đại hóa.

Theo quan chức tình báo Mỹ, vào mấy năm trước, trang bị của lực lượng tác chiến mặt nước Trung Quốc còn là một "món thập cẩm" có cả trang bị cũ kỹ và hiện đại, cả cải tạo, nhập khẩu và trong nước, tính năng khác nhau, nhưng hiện nay, chưa đến 10 năm, Hải quân Trung Quốc đang chuyển sang tự chủ nghiên cứu phát triển trang bị.

Tàu khu trục Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng của viện nghiên cứu Heritage Foundation Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã từ sản xuất hiệu suất thấp - chỉ có thể chế tạo 1 - 2 chiếc tàu khu trục hoặc tàu khu trục cỡ nhỏ, đã nhanh chóng vươn lên trình độ sản xuất hiệu suất cao, điều này có thể nhanh chóng nâng cao số lượng tàu chiến cho họ. “Đây là một sự thay đổi rất quan trọng”.

Jan van Tol, sĩ quan hải quân nghỉ hưu Mỹ, nhà nghiên cứu cao cấp Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ cho rằng, Trung Quốc không chỉ chế tạo đơn giản tàu ngầm, mà còn đang ra sức tăng cường thực lực mềm.

“Họ đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc tiến hành huấn luyện. Đây là một đội ngũ chuyên nghiệp nghiêm túc, thực sự, họ hiểu rõ giành chiến thắng chiến tranh cần làm những gì, cũng đang nỗ lực theo mục tiêu này”.

Trung Quốc vừa biên chế tàu hộ vệ tên lửa mới Côn Minh số hiệu 172 Type 052D cho Hạm đội Nam Hải
Trung Quốc vừa biên chế tàu hộ vệ tên lửa mới Côn Minh số hiệu 172 Type 052D cho Hạm đội Nam Hải
3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 đều thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 đều thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc
Việt Dũng