Trung Quốc biên chế tàu ngư chính lớp 5.800 đua sức với Nhật Bản

12/12/2012 06:00
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trung Quốc vừa biên chế tàu Ngư chính-206 mới, cỡ lớn để đòi hỏi chủ quyền ở biển Hoa Đông, có tiền thân là tàu của Hải quân Trung Quốc.
Tàu Ngư chính-206 có lượng giãn nước 5.800 tấn.
Tàu Ngư chính-206 có lượng giãn nước 5.800 tấn.

Tân Hoa xã vừa có bài viết cho biết, ngày 11/12, tàu Ngư chính-206 lớp 5.800 tấn của Trung Quốc đã đưa vào biên chế và tổ chức lễ chạy lần đầu tiên ở Thượng Hải. Động thái này cho thấy, Trung Quốc đang tăng cường xây dựng khả năng cho lực lượng ngư chính.

Được biết, tàu Ngư chính-206 sẽ được biên chế cho Tổng đội Đông Hải, có nhiệm vụ bảo vệ ngư dân và đòi hỏi chủ quyền ở vùng biển Hoa Đông.

Tân Hoa xã cho hay, tàu Ngư chính-206 của Trung Quốc là một trong những tàu ngư chính cỡ lớn có trọng tải lớn nhất, tính năng tiên tiến nhất hiện nay.

Việc biên chế tàu ngư chính này sẽ tiếp tục cải thiện khả năng tuần tra, hộ tống như dân của Trung Quốc ở vùng mà TQ tuyên bố có đặc quyền kinh tế.

Cục ngư nghiệp – Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, để thay đổi thực trạng tàu ngư chính có số lượng ít, trọng tải nhỏ, tính năng không đủ, bảo đảm triển khai thuận lợi nhiệm vụ hộ tống ngư dân, bảo vệ cái mà TQ tuyên bố họ có chủ quyền, Trung Quốc đẩy nhanh các bước xây dựng lực lượng tàu ngư chính, đã gia tăng mức độ đầu tư ngư chính, có khả năng cải thiện tương đối lớn điều kiện trang bị cho lực lượng ngư chính.

Tàu Ngư chính-206 có tiền thân là tàu đo đạc biển xa Lý Tứ Quang của Hải quân Trung Quốc
Tàu Ngư chính-206 có tiền thân là tàu đo đạc biển xa Lý Tứ Quang của Hải quân Trung Quốc

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tích cực tăng cường trang bị tàu cỡ lớn cho lực lượng hải giám, ngư chính… để đòi hỏi chủ quyền đối với các vùng biển rộng lớn ở xung quanh, nhất là đòi hỏi vô lý đối với tất cả các hòn đảo và vùng biển lân cận trên biển Đông (trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam), cùng với đòi hỏi chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát.

Trung Quốc coi chủ quyền lãnh thổ là “lợi ích cốt lõi” là một nguyên tắc không nhượng bộ, họ luôn khẳng định sẽ kiên quyết "bảo vệ"!. Trong tranh chấp biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng từng tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ thực hiện nguyên tắc dần dần từng bước, tức là Trung Quốc muốn từng bước kiểm soát và áp đặt chủ quyền đối với “đường lưỡi bò” bất hợp pháp của họ.

Đối đầu kéo dài giữa tàu công vụ hai nước Trung-Nhật trên vùng biển đảo Senkaku
Đối đầu kéo dài giữa tàu công vụ hai nước Trung-Nhật trên vùng biển đảo Senkaku
Mỹ coi đảo Senkaku thích hợp sử dụng với Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
Mỹ coi đảo Senkaku thích hợp sử dụng với Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
Tàu Hải giám-83 có lượng giãn nước 3.980 tấn, hoạt động trên biển Đông.
Tàu Hải giám-83 có lượng giãn nước 3.980 tấn, hoạt động trên biển Đông.
Tàu thuyền cả công vụ và dân sự Trung Quốc tích cực gây hấn với hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam, trong đó có cắt cáp tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2011.
Tàu thuyền cả công vụ và dân sự Trung Quốc tích cực gây hấn với hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam, trong đó có cắt cáp tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2011.
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)