Trung Quốc chào hàng tên lửa phòng không HQ-16A

04/10/2011 14:28
Đông Bình (Theo báo Phượng Hoàng)
(GDVN) - Trung Quốc đã trang bị loạt nhỏ tên lửa đất đối không tầm trung phóng thẳng HQ-16A, đồng thời cũng bắt đầu chính thức chào hàng trên thị trường quốc tế.

Theo tạp chí “Kanwa Defense Review”, nguồn tin từ công ty ALMT Trung Quốc cho biết, tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-16A (HQ-16A) đã chính thức chào hàng ra thị trường quốc tế, tên gọi xuất khẩu là LY-80.

Tên lửa phòng không HQ-16A (YL-80 xuất khẩu) của Trung Quốc
Tên lửa phòng không HQ-16A (YL-80 xuất khẩu) của Trung Quốc

Bài viết cho biết, Lục quân Trung Quốc đã trang bị loạt nhỏ loại tên lửa đất đối không tầm trung phóng thẳng này, dùng để thay thế cho HQ-61.

LY-80 xuất khẩu được phát triển từ HQ-61. Hiện nay, tàu khu trục 054A của hải quân Trung Quốc đã trang bị hệ thống phòng không HQ-16 sử dụng thiết bị phóng thẳng, trang bị tên lửa điều khiển bán chủ động do Cục Hàng không Biển nghiên cứu chế tạo.

Giếng phóng tên lửa phòng không của tàu khu trục 054A - hải quân Trung Quốc
Giếng phóng tên lửa phòng không của tàu khu trục 054A - hải quân Trung Quốc

LY-80 xuất khẩu sử dụng sàn xe việt dã TA5350, do Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Trường Chinh Hàng không (thành lập cách đây không lâu) phụ trách chào bán ra thị trường quốc tế.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-16A trang bị 6 quả tên lửa, có thể cùng với hệ thống HQ-9 tạo nên hệ thống phòng không khu vực tầm trung và tầm cao. Nhìn bề ngoài, hai loại tên lửa này sử dụng radar tương đồng.

Để nâng cao khả năng đánh chặn các mục tiêu bay, còn có thể lắp đặt radar tìm kiếm mục tiêu mờ đặc chế. So sánh cho thấy, HQ-16 có tầm phóng 25 km, HQ-16A có tầm phóng 30 km.

Tàu khu trục 054A áp dụng phương thức phóng thẳng tên lửa phòng không
Tàu khu trục 054A áp dụng phương thức phóng thẳng tên lửa phòng không

HQ-16A có khả năng phản ứng tương đối nhanh vì áp dụng hệ thống phóng thẳng. Vai trò của HQ-16A trong hệ thống phòng không dã chiến Lục quân Trung Quốc tương đương với tên lửa Tor-M2E của Nga – có tầm phóng 42 km, trang bị cho Lữ đoàn phòng không-Tập đoàn quân-Lục quân.

Hiện nay, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 Nga được quân đội Trung Quốc sử dụng có tầm phóng 13 km, chủ yếu trang bị cho Lữ đoàn phòng không-lực lượng tinh nhuệ.

Nhìn tổng thể, khả năng của hệ thống phòng không hiện nay của quân đội Trung Quốc còn tương đối lạc hậu, đây cũng là một trong những nguyên nhân mua lượng lớn tên lửa HQ-16A.

Giếng phóng thẳng tên lửa phòng không
Giếng phóng thẳng tên lửa phòng không

Thiết bị phóng của LY-80 (HQ-16A) không sử dụng xe phóng bánh xích, điều này sẽ hạn chế khả năng dã chiến rất lớn, tuy phương án này ít nhiều tỏ ra có chút đáng ngạc nhiên, nhưng đa số hệ thống phòng không chính do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo đều không sử dụng xe kéo, bao gồm lượng lớn tên lửa HQ-7.

Nhìn bề ngoài, thiết bị phóng của LY-80 tương tự hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 và HQ-9, điều này cho thấy rất có thể các nhà thiết kế Trung Quốc hy vọng sẽ nghiên cứu kết cấu modul thống nhất trên nền tảng HQ-9 và HQ-16.

Tàu khu trục 051C hải quân Trung Quốc áp dụng hệ thống phóng thẳng tên lửa phòng không
Tàu khu trục 051C hải quân Trung Quốc áp dụng hệ thống phóng thẳng tên lửa phòng không

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-16 lần đầu tiên công khai biểu diễn tại Lễ duyệt binh Quốc khánh Thiên An Môn năm 1999, tên lửa này rất giống với tên lửa của hệ thống phóng không Buk-M2E của Nga.

Hiện nay, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại Tor-M1 tiên tiến nhất nhập khẩu từ Nga của Trung Quốc được biên chế cho Lữ đoàn phòng không 31 ở Phúc Kiến. Cũng có tin cho rằng, Tập đoàn quân 1, tập đoàn quân 38 cũng đã trang bị Tor-M1.

Tàu khu trục 054A - hải quân Trung Quốc phóng tên lửa phòng không
Tàu khu trục 054A - hải quân Trung Quốc phóng tên lửa phòng không
Trên thực tế, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 2 tiểu đoàn Tor-M1. Vì vậy, tình hình cho thấy, lực lượng được trang bị trước hệ thống tên lửa phòng không HQ-16A cải tiến cũng rất có thể là các lữ đoàn phòng không nhằm vào Đài Loan.
Tên lửa HQ-16A
Tên lửa HQ-16A
Đông Bình (Theo báo Phượng Hoàng)