Trung Quốc đã dùng mọi thủ đoạn để cố đánh lừa dư luận

14/05/2014 08:08
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc luôn dùng cụm từ "vùng biển tranh chấp" để nói về những vùng biển của nước khác quanh Biển Đông, thể hiện rõ mưu đồ thâm độc độc chiếm Biển Đông.
9 thuyền viên tàu cá Trung Quốc bị Philippines xét xử
9 thuyền viên tàu cá Trung Quốc bị Philippines xét xử

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 13 tháng 5 có bài viết cho rằng, ngày 12 tháng 5, Bộ Tư pháp Philippines đã cưỡng ép khởi tố 9 ngư dân Trung Quốc, 2 ngư dân khác còn chưa thành niên nên có thể được thả cho về nước. Bài báo xuyên tạc cho rằng, đây là “hành vi khiêu khích đơn phương làm leo thang tranh chấp Biển Đông” của Philippines.

Theo bài viết, Philippines định tội cho những ngư dân Trung Quốc là “tội môi trường”, bên khởi tố đề nghị mỗi ngư dân phải nộp tiền bảo lãnh 70.000 peso (khoảng 10.000 nhân dân tệ).

Nhưng, theo hãng tin AFP, căn cứ vào luật pháp Philippines, cao nhất có thể đưa ra hình phạt 20 năm, đồng thời đối mặt với số tiền phạt là 1 triệu peso.

Báo Trung Quốc xuyên tạc cho rằng, tuần trước, Philippines bắt giữ tàu cá Trung Quốc ở lân cận bãi Trăng Khuyết, “vùng biển tranh chấp” giữa Trung Quốc-Philippines. Đằng sau hành động này có thể có “một âm mưu”, cố ý gây ra căng thẳng Biển Đông.

Ngư dân Trung Quốc bị Philippines bắt giữ
Ngư dân Trung Quốc bị Philippines bắt giữ

Theo bài báo thì Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Philippines lập tức thả người vô điều kiện, nhưng Philippines đều từ chối! Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ “áp dụng hành động tiếp theo” đối với Philippines. Báo Philippines nhắc lại chuyện cũ – Philippines trở nên bị động sau khi cho tàu chiến bắt ngư dân Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough, khi đó, Trung Quốc lập tức dùng vũ lực cướp đoạt bãi cạn này.

Ngày 12 tháng 5, hội trưởng hội nghề cá Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam Đinh Chi Lạc đã có thái độ bực tức về việc bắt giữ ngư dân của Philippines. Ông ta nói rằng, người thân của những ngư dân này đều mong muốn họ về nhà.

Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Dương, Đại học Hạ Môn, ông Trang Quốc Thổ cho rằng, Philippines “không có quyền” dùng luật trong nước để thẩm vấn ngư dân Trung Quốc ở “vùng biển tranh chấp”. Theo ông Thổ thì hành động này của Philippines là chấp pháp “vượt giới hạn”, “xét xử vượt thẩm quyền”, “bất hợp pháp”.

Ông Thổ cho rằng, Trung Quốc có rất nhiều thủ đoạn để đáp trả Philippines, ví dụ về kinh tế, về quân sự. Ông Thổ nghĩ ra một thủ đoạn độc chiêu kiểu Trung Quốc và cho rằng thủ đoạn này “tương đối thích hợp”, đó là “anh bắt 1 người của tôi thì tôi bắt 2 người của anh”.

Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)
Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)

Ông Thổ tuyên truyền cho rằng: “Trung Quốc sẽ không thừa nhận việc xét xử đơn phương của Philippines, đây không phải là phán quyết do tòa án quốc tế đưa ra, vì vậy cũng không được quốc tế công nhận”. Bài báo cho rằng, việc này chỉ làm tăng thêm sự đối lập giữa Trung Quốc và Philippines.

Báo Trung Quốc dẫn một “học giả Nhật Bản” không có tên rêu rao cho rằng, năm 2010, Nhật Bản cũng đã bắt thuyền trưởng của Trung Quốc, sau đó đã thả ra, cho rằng, tác động từ vụ việc đó là đã làm gia tăng sự đối đầu Trung-Nhật.

Bài báo hung hăng cho rằng, Trung Quốc sẽ không vì vậy mà lùi bước trong vấn đề Biển Đông, cách làm của Philippines không có lợi cho “giải quyết tranh chấp”.

Như vậy, nhìn vào bài báo trên của Trung Quốc thì rõ ràng Trung Quốc đang liên tục thông qua báo chí đánh lừa dư luận, coi các vùng biển trên Biển Đông là vùng biển có tranh chấp, vu cáo, đổ lỗi và trách nhiệm hoàn toàn cho Philippines, cũng giống như từng và đang làm cho nước khác.

Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)
Tàu cá Trung Quốc (ảnh minh họa)

Dư luận quốc tế ngày càng nhìn rõ bộ mặt thật của truyền thông được giật dây bởi Trung Quốc, những ý đồ từ phía sau, đưa tin sai sự thật về tính chất quan hệ giữa các nước trên Biển Đông, sử dụng các ngôn từ lắt léo, không chỉ để lừa gạt dư luận, mà còn muốn để các nước mắc bẫy vào ngôn từ của họ, có thể đăng lại ngôn từ sai trái, dẫn đến thừa nhận vùng không có tranh chấp thành “vùng có tranh chấp”.

Tương tự như vậy, Trung Quốc đang bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp lịch sử và chứng cứ pháp lý của chính họ, ngang nhiên dùng nhiều thủ đoạn cả truyền thông, pháp lý, quân sự, ngoại giao, chính trị, tìm mọi cách để thực hiện lòng tham vô độ - yêu sách “đường lưỡi bò”, đặc biệt hiện nay Trung Quốc thậm chí đã cho giàn khoan, cho tàu chiến, máy bay quân sự vào xâm lược vùng biển của Việt Nam…, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải, an ninh hàng không ở Biển Đông.

Đối mặt với đối tượng xảo quyệt này, Việt Nam cũng như cộng đồng khu vực và quốc tế phải hết sức cảnh giác, cảnh giác cả về lời nói, hành động, truyền thông cũng như ngoại giao, quân sự… và hành động mạnh mẽ, thiết thực, cấp bách để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, thế giới; nỗ lực tối đa để đưa ra ánh sáng những âm mưu, thủ đoạn bành trướng lãnh thổ đen tối.

Trung Quốchạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 và triển khai tàuchiến, máy bay quân sự ở vùng biển của Việt, bất chấp luật pháp quốc tế
Trung Quốchạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 và triển khai tàuchiến, máy bay quân sự ở vùng biển của Việt, bất chấp luật pháp quốc tế
Đông Bình