Trung Quốc đang âm thầm phát triển máy bay vận tải tương tự C-5 Mỹ?

06/07/2013 07:31
Việt Dũng
(GDVN) - Đây là phỏng đoán của chuyên gia Richard Fisher, bên cạnh việc TQ tìm cách phát triển thành công máy bay vận tải Y-20, trong đó có động cơ.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển động cơ phản lực có tỷ lệ đường rẽ lớn.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển động cơ phản lực có tỷ lệ đường rẽ lớn.

Gần đây, "Trung tâm đánh giá quốc tế và chiến lược" Mỹ đã công bố bài viết của Richard Fisher, chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc. Bài viết cho rằng, một khi Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển thành công động cơ phản lực có tỷ lệ đường rẽ (bypass ratio) lớn và ứng dụng cho máy bay vận tải Y-20, dự đoán có thể sẽ làm cho năng lực vận tải tối đa của Y-20 tăng tới 65 tấn, ngoài ra, Trung Quốc có thể đang cân nhắc nghiên cứu phát triển máy bay vận tải chiến lược mới có đẳng cấp tương tự C-5 của quân Mỹ.

Theo bài viết, máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc đã trải qua nghiên cứu chế tạo tới 10 năm, bay thử lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 1 năm 2013. Y-20 hiện không chỉ đã nhận được sự giúp đỡ của Công ty Antonov Ukraine, mà còn đã sử dụng động cơ phản lực D-30KP do Nga chế tạo.

Về phương diện phát triển động cơ hàng không của máy bay vận tải chiến lược, Trung Quốc hiện đang phát triển ít nhất 4 loại động cơ phản lực có tỷ lệ đường rẽ lớn, những động cơ này tương lai có thể lắp cho máy bay vận tải chiến lược của Trung Quốc.

Một khi Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển thành công động cơ phản lực có tỷ lệ đường rẽ lớn và ứng dụng cho máy bay vận tải Y-20, dự đoán có thể tăng khả năng vận tải của Y-20 lên 65 tấn - không những có thể tăng năng lực vận tải to lớn cho Sư đoàn nhảy dù 3 của Quân đội Trung Quốc, mà còn có thể vận chuyển xe chiến đấu bộ binh bánh lốp ZBD-09 hiện có của Quân đội Trung Quốc.

Ngày 20 tháng 4 năm 2013, máy bay vận tải chiến lược Y-20 Trung Quốc bay thử lần hai
Ngày 20 tháng 4 năm 2013, máy bay vận tải chiến lược Y-20 Trung Quốc bay thử lần hai

Fisher cho rằng, chỉ có số ít máy bay vận tải Y-20 sử dụng động cơ do Nga chế tạo, còn phần nhiều Y-20 lắp động cơ do Trung Quốc tự chế tạo. Hơn nữa, chiến lược phát triển máy bay vận tải chiến lược của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Y-20, ngành hàng không Trung Quốc hy vọng nghiên cứu phát triển máy bay vận tải chiến lược có "đẳng cấp tương đương" với máy bay vận tải chiến lược C-5 Galaxy của Công ty Lockheed Martin Mỹ.

Bài viết còn cho biết, trong Triển lãm hàng không Paris năm 2013, phía Ukraine tiết lộ Công ty Antonov từ chối bán máy bay vận tải An-124 và An-225 cho Trung Quốc. Còn hiện nay, Trung Quốc đang thông qua mua hơn 10 máy bay vận tải IL-76 cũ của Nga và đang thỏa thuận với Nga mua tới 30 máy bay vận tải kiểu mới nhất IL-76MD-90A.

Tại triển lãm hàng không Paris năm 2013, Ukraine từ chối bán máy bay vận tải hạng nặng An-124 và An-225 cho Trung Quốc
Tại triển lãm hàng không Paris năm 2013, Ukraine từ chối bán máy bay vận tải hạng nặng An-124 và An-225 cho Trung Quốc
Máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo
Máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo
Máy bay vận tải IL-76MD-90A mới nhất do Nga chế tạo
Máy bay vận tải IL-76MD-90A mới nhất do Nga chế tạo
Động cơ D-30KP do Nga chế tạo
Động cơ D-30KP do Nga chế tạo
Máy bay vận tải Y-20 bay thử lần đầu tiên
Máy bay vận tải Y-20 bay thử lần đầu tiên
Máy bay vận tải tầm xa C-5 Galaxy của Quân đội Mỹ
Máy bay vận tải tầm xa C-5 Galaxy của Quân đội Mỹ
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng