BÁO HOÀN CẦU TRUNG QUỐC

Trung Quốc không còn là nước nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới?

22/04/2012 06:05
My Thái (Theo Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Mặc dù ngân sách quốc phòng vẫn tiếp tục tăng, nhưng đến nay Trung Quốc không còn là nước nhập khẩu vũ khí lớn nữa.
Tạp chí chiến lược Mỹ mới đây cho hay, hơn 10 năm qua, Trung Quốc luôn là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới.

Nhưng đến nay, mặc dù ngân sách quốc phòng vẫn tiếp tục tăng, nhưng đến nay Trung Quốc không còn là nước nhập khẩu vũ khí lớn nữa.

Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc rơi xuống vị trí thứ 2 thế giới, đến năm 2011, nước này tiếp tục rơi xuống vị trí thứ 4 trong số những quốc gia có kim ngạch nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc được cho là giống với Su-27 của Nga
Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc được cho là giống với Su-27 của Nga

Điều này có được chủ yếu là do Trung Quốc đã sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, trang bị đã từng phải nhập khẩu trước đó.

Xét về công nghệ sản xuất vũ khí, năng lực chế tạo vũ khí của Trung Quốc không thể đạt được đến trình độ của các nước phương Tây, tuy nhiên nước này đã có thể sản xuất các loại vũ khí, trang bị dựa theo công nghệ quân sự của Nga.

Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn sang Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 2 tỷ USD.

Nhưng 6 năm trước, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc bắt đầu bị thu hẹp đáng kể.

Rồi đến năm 2009, Nga đã cảm thấy lo lắng khi những thiết kế của mình bị Trung Quốc sao chép bất hợp pháp. 

Do đó, Nga đã từ chối xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-33 cho Trung Quốc. Và lên án máy bay chiến đấu J-11 mà Trung Quốc chế tạo là bản sao của máy bay Su-27 của Nga.

Không những thế, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc cùng với S-300 của Nga được cho rằng có nhiều điểm tương đồng so với hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc

Năm 2008, Nga và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận, Trung Quốc cam kết sẽ không sao chép công nghệ quân sự của Nga nữa. Cho đến nay, thỏa thuận này cũng đã đạt được những kết quả nhất định.

Sau đó, Nga đã đồng ý bán 6 máy bay trực thăng chống tàu ngầm cho Trung Quốc, đồng thời hai nước cũng sẽ hợp tác nghiên cứu máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn dựa trên nền tảng của máy bay trực thăng Mi-26 (có thể mang trọng lượng tối đa là 20 tấn và chở được 80 người).

Hoàn Cầu báo viết: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhiều kỹ thuật quân sự và dân sự của các những phương Tây đều bị Nga công khai sao chép như: bộ vi xử lý và máy tính.

Những sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga đã tỏ ra thận trọng hơn với điều này, cho rằng không phải tất cả công nghệ của nước khác đều có thể sao chép, mà cần biết chọn lọc.
My Thái (Theo Thời báo Hoàn Cầu)