Trung Quốc sẽ chỉ dùng S-400 để phòng thủ không phận

26/04/2015 07:36
Đông Bình
(GDVN) - Lý do là nó có thể ngộ thương máy bay của bản thân PLA, triển khai nhằm vào nước khác sẽ gây tranh cãi, khả năng đánh chặn cự ly tối đa là khá nhỏ...
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 25 tháng 4 dẫn trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 22 tháng 4 có bài viết cho rằng, mặc dù hệ thống phòng không S-400 mà Nga đồng ý bán cho Trung Quốc gây lo ngại cho dư luận, nhưng việc mua sắm hệ thống này của Trung Quốc còn chưa đến mức phải cảnh giác, đề phòng.

Các thông tin gần đây xác nhận, Trung Quốc đã mua tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo, có thể trang bị 4 - 6 tiểu đoàn tên lửa. Thông tin này làm cho rất nhiều người trong cuộc cảm thấy lo ngại, có chuyên gia thậm chí cho rằng, hệ thống tên lửa mới sẽ giúp cho Trung Quốc có khả năng tấn công các đô thị chủ yếu của Ấn Độ, thậm chí các mục tiêu trên không ở các khu vực tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nhưng, trước khi mọi người gọi S-400 là vũ khí "làm thay đổi quy tắc trò chơi", cần tiến hành một số giải thích.

Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga (Rosoboronexport) ngày 14 tháng 4 tuyên bố, Moscow đã đồng ý bán tên lửa S-400 cho Trung Quốc, tổng kim ngạch khoảng 3 tỷ USD. Việc xác nhận thông tin này đã kết thúc một phỏng đoán trong nhiều năm, đó là Nga phải chăng đồng ý bán hệ thống phòng không tiên tiến cho Trung Quốc.

Bởi vì, "đối tác chiến lược" này thông qua tiến hành phân tích đảo ngược sản phẩm của Nga và sao chép sản phẩm để phát triển vũ khí, có một số còn dùng để xuất khẩu, giá cả lại rất rẻ.

Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga

Hợp đồng lần này cơ bản ký kết vào quý 4 năm 2014 và hoàn thành bàn giao vào năm 2017.

Sau khi thông tin tuyên bố không lâu, các nhà phân tích an ninh bắt đầu mô tả hành vi mua sắm lần này là một sự kiện có thể làm thay đổi quy tắc trò chơi. Trong bài viết ngày 18 tháng 4, tờ "Tin tức Quốc phòng" chỉ ra: "Hệ thống có tầm bắn 400 km này sẽ lần đầu tiên giúp cho Trung quốc có năng lực tấn công các mục tiêu trên không của New Delhi, Calcutta, Hà Nội và Seoul. Vùng nhận dạng phòng không mới lập ra ở biển Hoa Đông cũng sẽ được bảo vệ".

Bài viết này dẫn chuyên gia vấn đề quốc phòng Trung Quốc của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, Vasilii Cashin cho rằng, S-400 "còn có thể giúp cho Trung Quốc mở rộng khu vực phòng không tới khu vực nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông".

Ngoài ra, có phân tích cho rằng, S-400 sẽ giúp cho Trung Quốc "kiểm soát vùng trời tranh chấp ở biển Hoa Đông".

Những khiếm khuyết của tất cả những phân tích này ở chỗ, việc mua sắm lần này có rất nhiều nhân tố chưa rõ ràng. Một mặt, mọi người không biết thứ Nga bán cho Trung Quốc là loại hệ thống S-400 nào. Hệ thống tên lửa 40N6 nghe nói có tầm bắn đạt 400 km, nhưng chính như Roger Clif thuộc Viện nghiên cứu chương trình 2049 đã nói, hiện nay còn chưa rõ tên lửa này phải chăng có thể sử dụng ở Trung Quốc, càng không cần nó nó phải chăng có thể cung cấp cho xuất khẩu. Sản phẩm thay thế của tên lửa 40N6 là dòng 48N6 tầm bắn 250 km.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo

Cho nên, mặc dù mọi người giả thiết Moscow đồng ý bán tên lửa 40N6, trừ phi Trung Quốc triển khai tất cả các tiểu đoàn tên lửa S-400 ở duyên hải hoặc biên giới, nếu không hệ thống tên lửa đất đối không mới rất khó bao trùm lên tất cả các đô thị và khu vực mà báo chí nói tới.

Chẳng hạn, đảo Senkaku cách đại lục Trung Quốc 200 hải lý về phía đông (khoảng 370 km), vì vậy nằm ở giáp ranh tầm bắn lớn nhất của tên lửa 40N6. Một đô thị khác mà báo chí nói tới là New Delhi cách biên giới Trung Quốc khoảng 400 km. Ngoài ra, muốn đưa Thủ đô Ấn Độ vào tầm bắn, Trung Quốc không chỉ cần triển khai S-400 ở biên giới - một việc làm không thể không gây tranh cãi, mà còn phải hoàn thành công việc to lớn - triển khai hệ thống tên lửa ở trung tâm dãy núi Himalayas.

Một hạn chế khác là khả năng sát thương trong tầm bắn lớn nhất của tên lửa đất đối không, đặc biệt là các mục tiêu cơ động. Roger Clif cho rằng: "Động cơ chính của tên lửa phòng không (bắn từ mặt đất hoặc bắn từ trên không) sẽ cháy sạch sau vài giây. Sau đó, tên lửa chuyển vào di chuyển theo quán tính, nhưng vẫn có thể tiến hành cơ động. Nếu khoảng cách bay lớn nhất của tên lửa 48N6 là 250 km, thì khả năng đánh chặn được một mục tiêu trong khoảng cách bay tối đa của nó sẽ rất nhỏ, trừ phi mục tiêu này bay theo đường thẳng tắp và luôn giữ được mức độ".

Mặc dù 40N6 có thể giải quyết phần lớn vấn đề nêu trên, nhưng nó cũng sẽ gây ra một loạt vấn đề mới. Trong đó bao gồm, trong chiến đấu, tên lửa đất đối không cũng sẽ đe dọa đến máy bay bản thân. Vì vậy, để bảo đảm S-400 sẽ không ngộ thương (tức là bắn rơi máy bay của Quân đội Trung Quốc), máy bay của Trung Quốc phải bay "theo một hành lang ra - vào dự định".

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo

Như vậy, Quân đội Trung Quốc thực sự muốn cho phép tên lửa đất đối không đáng sợ bay loạn ở cùng một vùng trời mà máy bay họ hoạt động? Đối với vấn đề này, Roger Clif cho rằng, trong chiến đấu, hệ thống Patriot của Mỹ chỉ từng bắn rơi 2 máy bay, hoàn toàn đều là máy bay của quân đội bạn.

Roger Clif nói: "Điều này có nghĩa là tên lửa S-300, S-400 và HQ-9 sẽ không tấn công các mục tiêu cách duyên hải Trung Quốc ở ngoài cự ly nhất định". Điều này cho thấy, S-400 được dùng cho mục đích phòng thủ, chứ không phải là thực hiện nhiệm vụ đánh chặn (mang tính tấn công) ở không phận nước khác hoặc vùng trời lãnh thổ tranh chấp. Nói một cách đơn giản, Quân đội Trung Quốc không cần S-400 để thực hiện nhiệm vụ như vậy.

Căn cứ vào tất cả những lý do này, tên lửa S-400 đe dọa năng lực của các nước láng giềng rõ ràng đã bị thổi phồng, huống hồ điều này cũng còn tùy thuộc vào tiểu đoàn tên lửa triển khai ở đâu. Điểm này mọi người căn bản không biết. Tất cả sự ầm ĩ đều dựa trên giả thiết Bắc Kinh dự định dùng hệ thống này làm hệ thống phòng không mang tính tấn công.

Một khả năng lớn là, Quân đội Trung Quốc triển khai S-400 ở khu vực lân cận các mục tiêu có giá trị cao ở trong nước như các đô thị trung tâm, các căn cứ quân sự chủ yếu, coi đây là một bộ phận để tăng cường năng lực phòng thủ không phận của họ.

Cùng với thời gian bàn giao tên lửa đến gần, dư luận sẽ quan tâm tới việc triển khai tên lửa S-400 của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, điều có thể khẳng định là, ở duyên hải hoặc khu vực biên giới với láng giềng sẽ không xuất hiện bóng dáng của nó.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Đông Bình