Trung Quốc sẽ dựa vào công nghệ tàu lặn Giao Long để chế tạo tàu ngầm?

25/06/2012 06:00
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Tàu lặn Giao Long “có tiềm năng quân sự mạnh”, nhất là về điều khiển thông tin, điện tử, máy móc…có thể ứng dụng chế tạo tàu ngầm nước sâu.
Nghiên cứu chế tạo và chạy thử tàu lặn Giao Long là hạng mục quan trọng của Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ cao quốc gia Trung Quốc (Chương trình 863), do Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thực hiện.
Nghiên cứu chế tạo và chạy thử tàu lặn Giao Long là hạng mục quan trọng của Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ cao quốc gia Trung Quốc (Chương trình 863), do Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thực hiện.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc cho biết, sáng ngày 19/6, tàu lặn mang theo con người Giao Long (Dragon) Trung Quốc đã xác lập kỷ lục mới về lặn sâu dưới đáy biển, lặn sâu tới 6965 m. Trước đó 2 ngày, tàu vũ trụ Thần Châu 9 của Trung Quốc cũng được phóng lên quỹ đạo và đã hoàn thành lắp ghép không gian mang theo con người đầu tiên với tàu vũ trụ Thiên Cung 1.

Bài báo cho rằng, điều này đã phản ánh Trung Quốc đã liên tục đạt được những thành quả về công nghệ cao, từ trong không gian đến đáy biển. Việc lắp ghép thành công giữa tàu Thần Châu 9 và Thiên Cung 1 là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Ngoài ra, dư luận Trung Quốc cũng chào đón tàu lặn Giao Long đột phá độ sâu mới (6965 m), bài báo coi thành quả này có ý nghĩa chiến lược và ảnh hưởng sâu sắc, không thua kém gì tàu Thần Châu 9 được phóng lên.

Bài báo cho rằng, tàu lặn Giao Long có độ lặn sâu lớn nhất trong số các tàu lặn cùng loại trên thế giới hiện nay, cho thấy nó có thể được sử dụng ở các vùng biển rộng lớn chiếm 99,8% diện tích biển của thế giới.

Tàu lặn Giao Long lặn thử tại khu vực rãnh biển Mariana ngày 15/6/2012, độ sâu đạt 6.671 m.
Tàu lặn Giao Long lặn thử tại khu vực rãnh biển Mariana ngày 15/6/2012, độ sâu đạt 6.671 m.

Không chỉ có vậy, tàu lặn này có khả năng đứng im dưới đáy biển một cách ổn định, có thể hoàn thành nhiệm vụ tác nghiệp mục tiêu với độ chính xác cao.

Tàu lặn này được trang bị thiết bị theo dõi nhỏ và thông tin tiên tiến, có thể truyền tải hình ảnh và giọng nói (âm thanh) tốc độ cao; thậm chí dò tìm được các mục tiêu nhỏ bé dưới đáy biển.

Điều này có nghĩa là, hoạt động tác nghiệp nước sâu của tàu lặn Giao Long có thể hoàn thành các hoạt động thăm dò, khảo sát khoa học và truyền tải về tài nguyên khoáng sản, địa chất, địa mạo đáy biển, thậm chí thủy văn hải lưu.

Rất nhiều lý luận và thử nghiệm khoa học cho thấy, mặc dù đến nay loài người có thể bay tới Mặt Trăng với khoảng cách 380.000 km, thậm chí tới không gian xa hơn, nhưng những hiểu biết về biển sâu dưới 3.000 m lại ít hơn nhiều so với những hiểu biết về Mặt Trăng, do đó không khó để nhận ra tính phức tạp của đáy biển và độ khó của lặn sâu.

Biển tàng trữ hơn 70% tài nguyên dầu khí toàn cầu, trữ lượng dầu mỏ tiềm tàng ở các vùng biển sâu trên thế giới lên tới 135 tỷ tấn, còn trữ lượng dầu mỏ đã được tìm thấy ở “vùng biển do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền” (?) vào khoảng từ 20 tỷ tấn trở lên, trong đó một phần tương đối nhiều nằm ở biển sâu. Rất nhiều dầu mỏ ở biển Đông tàng trữ ở vùng nước sâu dưới 1.500 m.

Tàu lặn mang theo con người Giao Long.
Tàu lặn mang theo con người Giao Long.

Theo báo Trung Quốc, ngoài ra, ở đáy biển phía bắc biển Đông còn có chứa băng cháy rất phong phú. Chủng loại tài nguyên khoáng sản ở biển rất nhiều, lượng tài nguyên rất lớn, nhưng một phần lớn nằm dưới biển sâu, cần có thiết bị và công nghệ cao để thăm dò, khoan, khai thác và sử dụng.

Có phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, tàu lặn Giao Long “có tiềm năng quân sự mạnh”. Nhưng báo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tàu lặn Giao Long chủ yếu dùng cho mục đích khảo sát khoa học, song về khách quan, đột phá công nghệ của tàu Giao Long trên các phương diện như điều khiển thông tin từ xa, điện tử, máy móc đều có thể dùng cho quân sự, đặc biệt là dùng cho nghiên cứu chế tạo tàu ngầm nước sâu.

Báo Trung Quốc nhấn mạnh, thành quả nghiên cứu chế tạo tàu lặn Giao Long đã đóng góp quan trọng cho việc bảo vệ phần lãnh hải do Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.

Báo Trung Quốc cho biết, tàu lặn mang theo con người Giao Long từ khi xuất hiện cho đến nay (lặn sân gần 7.000 m) chỉ trải qua có 10 năm. Nhưng, so với công nghệ lặn sâu của các cường quốc trước đây 30-40 năm, hoàn toàn không có ưu thế rõ rệt.

So với tàu lặn nước sâu Trieste 50 năm trước của Mỹ còn có khoảng cách không nhỏ. Trung Quốc vẫn còn phải đi trên một con đường dài cả bay vào không gian lẫn lặn xuống biển sâu.
Tàu lặn Giao Long lặn thử xuống đáy biển.
Tàu lặn Giao Long lặn thử xuống đáy biển.
Tàu lặn Giao Long thu nhặt hải sâm.
Tàu lặn Giao Long thu nhặt hải sâm.
Thu thập những thứ tích tụ dưới đáy biển.
Thu thập những thứ tích tụ dưới đáy biển.
Chụp lại hình ảnh kết hạch (kết vón) dưới đáy biển.
Chụp lại hình ảnh kết hạch (kết vón) dưới đáy biển.
Đáy biển.
Đáy biển.
Mẫu vật thu được từ đáy biển.
Mẫu vật thu được từ đáy biển.
Mẫu vật thu được từ đáy biển.
Mẫu vật thu được từ đáy biển.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)