Trung Quốc sẽ dùng tàu đệm khí Zubr ở cả Biển Đông và Hoa Đông?

27/09/2013 08:10
Việt Dũng
(GDVN) - Máy bay Osprey của Nhật-Mỹ và tàu đệm khí Zubr Trung Quốc có thể đối đầu, nhưng ưu thế hiện vẫn thuộc về Mỹ, trong khi Nhật Bản đang phát triển tên lửa.
Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr do Ukraine chế tạo
Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr do Ukraine chế tạo

Cuộc chạy đua vũ trang ở biển Hoa Đông đang nhanh chóng hình thành, sự phát triển của lực lượng Hải quân Trung Quốc hiện nay hỗ trợ cho mục tiêu "thu hồi" Đài Loan của Trung Quốc, hỗ trợ cho Trung Quốc chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất, vươn ra Thái Bình Dương trong tương lai.

Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ đang điều chỉnh năng lực bố trí quân sự ở biển Hoa Đông. Sự ổn định của vùng biển giữa Đài Loan và Nhật Bản cùng với an ninh của Đài Loan tùy thuộc vào cuộc chạy đua vũ trang có sự tham gia của lực lượng bán quân sự, tàu chiến của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (cảnh sát biển, lực lượng bảo vệ bờ biển) đều đang triển khai "đọ sức" xung quanh đảo Senkaku.

Hiện nay, cuộc chiến giữa Cảnh sát biển Trung Quốc và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày càng quyết liệt, Trung Quốc đang phát triển năng lực điều động binh lực tới đảo chỉ trong vài giờ. Trung Quốc có thể chiếm vị thế có lợi trong cuộc chạy đua vũ trang này, cũng có khả năng sử dụng vũ lực đánh chiếm đảo, sau đó nhằm tới nhóm đảo mục tiêu lân cận.

Nhưng, hiện nay, ưu thế vẫn thuộc về Mỹ. Quân đội Mỹ vừa mới hoàn thành triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey cho lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ ở căn cứ Futenma, Okinawa.

Máy bay Osprey có thể cất/hạ cánh như máy bay trực thăng, tốc độ tuần tra đạt khoảng 280 dặm Anh/giờ, mang theo 24 binh sĩ hoặc khoảng 6 tấn hàng hóa, để tới đảo Senkaku.

Theo mô hình điều động tối đa, 24 máy bay MV-22DB của căn cứ Futenma có thể mang theo lực lượng 500 quân hoặc 140 tấn vũ khí và vật tư vận chuyển tới đảo Senkaku.

Hãng Kyodo ngày 17 tháng 9 đưa tin, Trung tướng John Wissler, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ nói với tỉnh trưởng Okinawa rằng, máy bay Osprey có năng lực vươn tến quần đảo Senkaku.

Mỹ đã triển khai 24 máy bay vận tải cánh xoay Osprey tại Nhật Bản.
Mỹ đã triển khai 24 máy bay vận tải cánh xoay Osprey tại Nhật Bản.

Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng tài chính và sự hỗ trợ, Hải quân Trung Quốc đã nhận được tàu đệm khí cỡ lớn Zubr đầu tiên từ Ukraine vào tháng 5, hiện đang tiến hành chạy thử cuối cùng ở Thượng Hải. Dự kiến, Trung Quốc mua ít nhất 3 chiếc trở lên, nhưng Trung Quốc có thể chế tạo phiên bản nội địa của họ.

Zubr do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, có thể làm cho Thủy quân lục chiến nhanh chóng xâm chiếm các nước NATO ở ven bờ biển Baltic, có thể mang theo lực lượng 500 người hoặc 150 tấn vũ khí, vật tư và xe bọc thép, tốc độ tối đa là 66 dặm Anh. Tuy Quân đội Trung Quốc chỉ có 4 tàu đệm khí Zubr, nhưng đã có năng lực đưa 2.000 quân hoặc 600 tấn vũ khí trang bị đến quần đảo Senkaku trong vòng 4-5 giờ, cũng có thể sử dụng phương thức giảm tải trọng vươn tới đảo Miyako trong vòng 6-7 giờ.

Nếu Opsrey và Zubr thực sự tiến hành một cuộc "thi đấu", thời gian đến đảo sẽ không có sự khác biệt, bất cứ bên nào cũng sẽ không có ưu thế gì, tình hình chiến sự tùy thuộc vào kết quả chiến đấu tập trung trên không và trên biển xung quanh đảo.

Hiện nay, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 do hãng Lockheed Martin Mỹ chế tạo tỏ rõ sự thể, tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân lớp Virnigia tạo ưu thế phi đối xứng, nhưng khi Không quân Trung Quốc tăng cường số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và máy bay cảnh báo sớm, cùng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tương lai, đặc biệt là khi Trung Quốc quyết định đánh đòn phủ đầu, những ưu thế trên đều sẽ nhanh chóng thay đổi.

Ngày càng nhiều tàu khu trục mới 052D của Hải quân Trung Quốc cũng có thể chống lại ưu thế trên không của liên quân Nhật-Mỹ.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Mỹ tại căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Mỹ tại căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản

Nhưng, nếu Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay cánh xoay của họ, cũng có thể giành được ưu thế. Ngày 28 tháng 8 năm 2013, trang mạng Viện nghiên cứu máy bay trực thăng Trung Quốc (CHRDI) đã tiết lộ thông tin Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển máy bay cánh xoay Lam Kình (LJ), mục tiêu là mang theo 20 tấn vật tư, tốc độ 300 dặm Anh/giờ, bán kính tác chiến là 500 dặm Anh.

Máy bay nguyên mẫu Lam Kình đã công bố tại Triển lãm hàng không Thiên Tân gần đây, đã càng xác nhận chương trình nghiên cứu phát triển của Trung Quốc.

Mục tiêu nghiên cứu phát triển máy bay cánh xoay Lam Kình tương tự với máy bay 4 cánh xoay V-44 bị công ty Bell-Boeing hủy bỏ. Do nhu cầu vận tải quy mô lớn, năm 2009 Lục quân Mỹ đã hủy bỏ kế hoạch "hệ thống chiến thuật tương lai".

Viện nghiên cứu máy bay trực thăng Trung Quốc không tiết lộ Lam Kình khi nào biên chế và Trung Quốc giải quyết thách thức công nghệ như thế nào.

Năm 2005, Ủy ban khoa học quốc phòng Mỹ dự đoán, việc nghiên cứu phát triển máy bay 4 cánh xoay cần thời gian 20-25 năm. Năm 2008 đến năm 2009, chương trình cất/hạ cánh thẳng đứng hạng nặng của Lục quân Mỹ đã bị chương trình "vận tải chiến trường tương lai liên hợp" do Không quân Mỹ chủ trì thay thế, khoảng năm 2020 sẽ nghiên cứu phát triển được phiên bản thay thế của máy bay vận tải C-130.

Trung Quốc tin là họ có thể nghiên cứu phát triển thành công máy bay 4 cánh xoay, loại năng lực tác chiến này đã vượt phạm vi biển Hoa Đông, nhưng có thể nhanh chóng thực hiện.

Tàu khu trục tên lửa mới 052D Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa mới 052D Trung Quốc

Đối với Bắc Kinh, kiểm soát quần đảo Senkaku và quần đảo Sakishima không chỉ xuất phát từ ân oán lịch sử hoặc kiểm soát tài nguyên, mà còn có cạnh tranh gây ảnh hưởng địa-chính trị ở Đài Loan.

Từ đảo Senkaku và quần đảo Sakishima, Quân đội Trung Quốc có thể dễ tiến hành phong tỏa Đài Loan hơn, hoặc tiến hành tấn công đổ bộ lập thể, đa chiều, sử dụng sân bay chi viện cho lực lượng đổ bộ.

Trước các hành động quân sự, trong điều kiện Mỹ-Đài và Nhật-Đài liên minh, việc chiếm lĩnh đối với đảo này có thể hỗ trợ cho Bắc Kinh gây sức ép chính trị mạnh hơn lên Đài Bắc và giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan.

Đường biển Miyako của quần đảo Sakishima cũng là con đường phải đi qua để xâm nhập Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc, những hòn đảo có vẻ không quan trọng gì này thực ra là cánh cửa lớn ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương, cũng sẽ là khâu then chốt chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất.

Đối với Tokyo và Washington, duy trì sự kiểm soát đối với các hòn đảo có thể nhắc nhở Bắc Kinh không nên sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển, cũng đem lại nhiều phương án lựa chọn căn cứ đảo hơn cho liên quân Mỹ-Nhật, dùng để chống lại lực lượng hải quân phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Trong bối cảnh cắt giảm ngân sách quốc phòng, Mỹ muốn duy trì năng lực chiến lược đầy đủ, chương trình nghiên cứu phát triển cánh xoay hạng nặng đắt đỏ đã động chạm đến "ranh giới đỏ" giữa "hàng thiết yếu" và "hàng xa xỉ", nhưng thiếu năng lực này có thể gây hậu quả không tốt.

Nhật Bản quyết định phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn 500 km. Trong hình là tên lửa đẩy H-2A của Nhật Bản (ảnh minh họa)
Nhật Bản quyết định phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn 500 km. Trong hình là tên lửa đẩy H-2A của Nhật Bản (ảnh minh họa)

Để chống lại lực lượng tấn công đảo, Nhật Bản phải tiến hành quân sự hóa đảo, đã cân nhắc phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn 500 km để bảo vệ những hòn đảo xa xôi, tên lửa đương nhiên bay nhanh hơn cả máy bay Osprey.

Ở cấp độ nào đó, mối đe dọa từ Trung Quốc trở nên "hư ảo", nhưng phát triển tên lửa đạn đạo sẽ thúc đẩy Trung Quốc và Đài Loan hình thành phe chống Nhật Bản.

Mặc dù Mỹ quảng cáo cho tái cân bằng quân sự, chính trị, kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Washington cũng có nhân tố không thoải mái đối với mối đe dọa quân sự của Bắc Kinh, yêu cầu Mỹ duy trì dẫn trước trong cuộc chạy đua vũ trang. Ở biển Hoa Đông, cuộc chạy đua vũ trang này đang hình thành nhanh chóng.

Việt Dũng